Các nhà khoa học từ Nghiên cứu Zoe COVID, nghiên cứu lớn nhất về dinh dưỡng với
người mắc COVID-19, đã phát hiện ra rằng những người ăn một chế độ ăn uống chất lượng cao, giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật ít bị bệnh nặng hơn 40%.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có thể giúp bạn phục hồi nếu bạn bị nhiễm virus.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột
Trong nghiên cứu lớn nhất cho đến nay, các nhà khoa học tại Zoe, Trường Y Harvard và Đại học King's College London đã xem xét chế độ ăn của gần 600.000 người tham gia nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa những gì mọi người ăn và khả năng họ có bị mắc COVID-19 hay không. Các nhà khoa học cho rằng, yếu tố quan trọng là chất lượng thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày có ảnh hưởng tới tình trạng mắc COVID-19 và mức độ ảnh hưởng của bệnh tới mỗi người là khác nhau.
Chế độ ăn uống lành mạnh nhất bao gồm nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như cá nhiều dầu và thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe đường ruột. Những thực phẩm này rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bạn, giúp chống lại nhiễm trùng.
Các nhà khoa học đã kết luận, các loại thực phẩm tốt ảnh hưởng đến hệ
vi khuẩn tốt ở đường ruột, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Họ kết luận rằng, chế độ ăn đa dạng nhiều thực vật và hạn chế tối đa thực phẩm đã qua chế biến, ngũ cốc tinh chế và đồ uống có đường sẽ giúp bạn khỏe mạnh vượt qua đại dịch.
Thực phẩm giàu chất xơ ảnh hưởng tốt đến hệ vi khuẩn đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
2. Các loại thực phẩm tốt nhất nên ăn
2.1. Rau
Rau chứa nhiều
chất xơ,
khoáng chất và vitamin, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn và giúp bạn chống lại bệnh tật.
Bạn có thể kết hợp rau vào chế độ ăn uống của mình theo nhiều cách. Hãy thay đổi đa dạng nhiều loại thực phẩm trong suốt cả tuần, có thể bao gồm tất cả các loại rau tươi và rau đông lạnh.
Trong các bữa ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều loại rau củ, ví dụ một món canh và một món xào hoặc trộn salat. Như vậy tối đa 1 bữa ăn bạn có thể bổ sung tới 3-4 loại rau. Khi chế biến các loại rau lá nên hạn chế đun nấu lâu dễ gây thất thoát
chất dinh dưỡng cần thiết.
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột.
2.2. Trái cây
Trái cây tươi có vị ngọt tự nhiên và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn, bao gồm cả chất xơ và vitamin.
Hãy bắt đầu ngày mới của bạn với trái cây cắt nhỏ trong ngũ cốc hoặc với sữa chua, và thêm một quả táo hoặc chuối như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn trong ngày.
Nên ưu tiên chọn các loại trái cây tươi theo mùa có sẵn tại địa phương nơi bạn sinh sống. Nếu bạn chọn trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp, hãy tìm các nhãn hiệu ít đường và
muối.
Trái cây nhiều vitamin tăng cường sức đề kháng chống lại các nhiễm trùng.
2.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm gạo lứt và mì ống nguyên cám, chứa cả 3 phần của hạt: cám, nội nhũ và mầm. Điều này trái ngược với ngũ cốc tinh chế, được xử lý để loại bỏ cám và mầm.
Có rất nhiều chất dinh dưỡng trong cám và mầm, chẳng hạn như chất xơ,
chất béo lành mạnh, khoáng chất và vitamin mà bạn chỉ có thể nhận được khi ăn cả hạt.
Gạo lứt và ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể.
2.4. Cá nhiều dầu
Dầu cá có nhiều chất béo
omega-3, rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Ngoài những chất béo lành mạnh này, cá còn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác, bao gồm iốt, sắt, selen, vitamin B2, vitamin D và kẽm.
Một số loại cá lành mạnh nhất để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày là cá hồi, cá mòi, cá cơm và cá trích.
2.5. Quả hạch và hạt
Quả hạch và hạt chứa chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất và vitamin.
Hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, đậu phộng và quả óc chó là những món ăn nhẹ tiện lợi và dễ dàng mang theo khi di chuyển. Nhưng nên hạn chế các loại hạt rang muối vì chúng có thể gây dư thừa muối.
Các loại quả hạch và hạt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
2.6. Các loại đậu
Các loại đậu - chẳng hạn như đậu xanh, đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan - là nguồn cung cấp chất xơ và protein dồi dào.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng kết hợp các loại đậu vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính như bệnh tim và đái tháo đường type 2.
Chế độ ăn giàu các loại đậu sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
2.7. Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men rất tốt cho đường ruột của bạn. Chúng làm tăng số lượng và sự đa dạng của hàng nghìn tỷ vi khuẩn cư trú ở đây và hình thành hệ vi khuẩn đường ruột của bạn.
Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn, giúp bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng.
3. Các thực phẩm cần tránh
Cố gắng cắt giảm những loại thực phẩm này để có những lựa chọn lành mạnh hơn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.
3.1. Thực phẩm chế biến sẵn
Người dân ở Mỹ và Anh tiêu thụ gần 60% năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày dưới dạng thực phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm này được chế biến nhiều và thường chứa thêm đường, muối, chất béo và chất phụ nhưng chứa ít chất dinh dưỡng quý giá.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, ung thư, trầm cảm, bệnh tim và đái tháo đường type 2.
Hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn giúp giảm nguy cơ bệnh tật.
3.2. Các loại ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế, như gạo trắng, mì ống trắng và bột mì đa dụng, không chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc chất xơ như những người anh em họ ngũ cốc nguyên hạt của chúng.
3.3. Đồ uống có đường
Đồ uống có đường, bao gồm soda, nước tăng lực và cà phê sữa, chứa rất nhiều đường và về cơ bản không có giá trị dinh dưỡng.
Thường xuyên uống những thứ này có liên quan đến nguy cơ cao phát triển các bệnh mạn tính như bệnh tim, bệnh gout và bệnh đái tháo đường type 2.
Nước là lựa chọn lành mạnh nhất cho đến nay. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo duy trì đủ nước bằng cách
uống nhiều nước như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.