Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh không khó nếu nắm chắc 10 nguyên tắc sau!
Nguyên tắc số 1: Nhất quán và liên tục
Bố mẹ cần có sự thống nhất với nhau trong quá trình dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh. Nếu bố mẹ dạy con không đồng nhất và chung quan điểm sẽ càng khó trong việc giáo dục con trẻ, khiến trẻ sẽ sợ một người và nhờn với một người.
Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh cần xuyên suốt và nhất quán giữa bố và mẹ
Nguyên tắc số 2: Cụ thể và rõ ràng
Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh thường rất khó để bé ngồi nghe bạn nói. Một số trẻ thường mê chơi và ít tập trung khi bố mẹ giảng giải. Một số bố mẹ cho rằng, cứ để cho trẻ vui chơi, dạy dỗ có thể từ từ thực hiện. Điều này hết sức sai, lâu dài trẻ sẽ không chịu lắng nghe bố mẹ nói nữa mà cần phải biện pháp mạnh hơn.
Nguyên tắc số 3: Kiên nhẫn
Phải hết sức kiên nhẫn đối với trẻ
Bố mẹ hãy kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ. Không có con đường tắt nào để giáo dục trẻ khôn lớn, khi bố mẹ không có thời gian bên cạnh con. Khi bố mẹ muốn trẻ làm điều gì đó, hãy yêu cầu trẻ sau khi trẻ đã hoàn thành công việc đang làm dang dở.
Nguyên tắc số 4: Tôn trọng trẻ
Trách phạt vẫn là một phương pháp hữu hiệu để dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh. Tuy nhiên, đây là phương pháp cuối cùng nằm trong sự lựa chọn của bố mẹ chứ không phải biện pháp đầu tiên. Trước khi trách phạt, hãy đảm bảo rằng trẻ hiểu được cái sai của mình. Tôn trọng trẻ, bố mẹ bắt đầu bằng việc tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của trẻ, để có những biện pháp phù hợp với tâm lý, độ tuổi của trẻ.
Nguyên tắc số 5: Hành động tích cực với trẻ
Bố mẹ hãy nhìn vào những hành động tích cực mà trẻ đã làm được để khen ngợi trẻ. Chính vì vậy những lời khen dành cho những việc làm tích cực sẽ giúp trẻ ngoan hơn và bớt bướng bỉnh hơn.
Nguyên tắc số 6: Lắng nghe và giải thích cho trẻ
Trước khi giải thích, bố mẹ hãy dành thời gian lắng nghe con để biết được điều gì đang làm phiền con và con muốn như thế nào. Hãy chỉ cho trẻ rằng việc một đứa trẻ bướng bỉnh và không chịu nghe lời là không tốt, sẽ không được mọi người yêu mến và không chơi với con nữa. Trong quá trình giải thích, bố mẹ nhớ ngồi ngang hàng, nói thật chậm và nghiêm để trẻ nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề mà bố mẹ đang đề cập.
Nguyên tắc số 7: Làm mặt lạnh
Làm mặt lạnh sẽ khiến trẻ nhận được lỗi của mình
Với một số trẻ khá cá tính trong một số trường hợp dù biết mình sai nhưng trẻ vẫn vi phạm, bố mẹ cần lơ trẻ. Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh thì bạn hãy để trẻ có thời gian riêng để suy ngẫm về mọi việc và tránh sự leo thang trong sự đòi hỏi vô lý của trẻ. Một số trẻ vẫn tiếp tục la hét hay giận dữ, thì việc tảng lờ này sẽ giúp trẻ tự nguôi cơn giận, vì không có khán giả hưởng ứng, trẻ sẽ tự dừng màn kịch của mình.
Nguyên tắc số 8: Phạt lỗi nếu thấy cần thiết
Trẻ 4 tuổi không nghe lời sẽ phải đứng yên hoặc ngồi yên để nhận phạt khi có lỗi. Bố mẹ nên chọn góc phạt buồn tẻ như góc nhà, phòng ngủ để trẻ có thể đối diện như bức tường hoặc cánh cửa. Bố mẹ hạn chế cho trẻ phạt ở nơi có nhiều đồ chơi để tránh làm trẻ phân tán và giảm bớt sự uy nghiêm cần thiết.
Nguyên tắc số 9: Phần thưởng cho bé ngoan
Hãy khen bé nhiều hơn khi bé ngoan
Đây là một hoạt động mà bố mẹ có thể dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm và kết quả của hành động. Khi bé ngoan và biết nhận lỗi, bố mẹ hãy dành cho các bé những phần thưởng xứng đáng với độ tuổi của trẻ như một chuyến vui chơi cuối tuần, thưởng cho bé về nhà bà ngoại hoặc là cho trẻ đi hiệu sách. Chắc chắn trẻ sẽ hứng thú lắm đấy.
Nguyên tắc số 10: Yêu con chứ không chiều con
Yêu thương con thì bố mẹ nào cũng có. Thế nhưng chiều con vô tổ chức sẽ khiến trẻ không còn nhận thức được những giá trị yêu thương đó mà bố mẹ dành cho mình. Do đó mà bạn hãy cứ yêu con chứ không chiều con thái quá. Khi dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, bố mẹ có thể giao kèo với mỗi khi bé đi ngủ sớm thì bố mẹ sẽ cho bé chơi đồ chơi vào ngày hôm sau. Tương tự như vậy với các giao kèo khác nhằm giúp trẻ ngoan hơn và bớt bướng bỉnh.