Chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) là một trong nhứng chỉ số giúp chúng ta biết và đánh giá liệu trọng lượng của trẻ có phù hợp với chiều cao và độ tuổi hay không, thay vì so sánh bé với những đứa trẻ khác.
Ảnh minh hoạ.
Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa, cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Theo báo cáo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, béo phì ở trẻ em là một trong những gánh nặng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21.
Để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh, chuẩn BMI, cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ ăn đúng, ăn đủ và ăn khoa học.
- Sử dụng các thực phẩm lành mạnh.
- Không để trẻ ăn quá nhu cầu của cơ thể, lượng thức án cần được tính toán hợp lý theo tháp dinh dưỡng.
- Bố mẹ cần nhận định đúng về BMI và theo sát chỉ số của con, không chủ quan khi con bắt đầu thừa cân.
- Hình thành chế độ ăn uống đa dạng với các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn rau củ quả, thủy hải sản để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt và phòng thừa cân béo phì.
- Hạn chế tối đa hoặc nói không với các thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, bánh ngọt, nước ngọt, thức ăn nhanh,…
- Đọc nhãn mắc và lựa chọn thật kỹ các thực phẩm giàu năng lượng, chất béo và có đường tinh luyện.
- Cho trẻ vận động thể lực tích cực mọi nơi, mọi chỗ, phối hợp nhiều hình thức, đảm bảo 60 phút mỗi ngày.
- Ngủ sơm, ngủ đúng giờ, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt và phòng thừa cân, béo phì.