Những đứa trẻ trước độ tuổi đi học đều có lúc không trung thực, nói thật. Ở phần trước đã đề cập đến việc trẻ em ở độ tuổi này không biết phân biệt rõ những thứ chân thực và không chân thực, trong sách truyện phim dành cho thiếu nhi thường có những tình tiết hư cấu, tưởng tượng, chẳng hạn như: con chim biết nói, con thỏ đi học… cho nên khi nói chuyện trẻ cũng thường cho thêm vào những chi tiết tưởng tượng và ý nghĩ, ước muốn, người lớn không nên mắng trẻ nói dối, mà nên bảo với trẻ rằng đó là những thứ trẻ thích. Có một lần sau kỳ nghỉ hè trở về, một cậu bé tên là Hoài Nam kể với tôi rằng, trong kỳ nghỉ hè vừa rồi nhà của cậu bé đã sang Hàn Quốc. Cô bé ở bên cạnh tên là Thanh Hương cũng vội vàng khoe với tôi rằng, mẹ cũng đã từng đưa cô bé đến Hàn Quốc. Tôi và mẹ của Thanh Hương rất thân nhau, tôi biết không có chuyện đó, liền nói với cô bé: “Có phải cháu cũng muốn được mẹ đưa đi Hàn Quốc như Hoài Nam không?”. Hương nói: “Đúng ạ”.
Có lúc trẻ còn vì lấy lòng người khác mà nói không đúng sự thật. Chẳng hạn như: Nhà có một bạn nhỏ đến chơi, người mẹ nói: “Bạn Đông thật giỏi, ăn hết một bát cơm to rồi đấy”. Thế là Nhật Lệ cũng không chịu thua kém nói: “Con cũng giỏi, con đã ăn hết cơm rồi”. Trong khi đó bát của cô bé vẫn còn hơn nửa. Người mẹ không nên vội mắng cô bé, mà nên nói là: “Con muốn nói con cũng sẽ ăn hết cơm giống bạn Đông. Con đã ăn hết nửa bát rồi, con sẽ cố gắng ăn hết nửa bát còn lại, đúng không?”. Có lúc để tránh bị phạt mà trẻ đổ trách nhiệm sang người khác hoặc các con vật nuôi, cần kịp thời uốn nắn trẻ.
Có lúc trẻ sẽ nói với cô giáo về việc bạn cùng lớp làm cái gì trẻ, lúc đó bạn không nên nổi giận đi tìm cô giáo hoặc để phân xử đúng sai, mà nên đi hỏi xem đầu đuôi sự việc, có thể bạn sẽ nghe được một câu chuyện khác.
Khi trẻ nói thật, cha mẹ nên tin tưởng chúng. Chẳng hạn như: trẻ rất khó khăn nói là do không cẩn thận nên đã làm vỡ chậu hoa, khi đó bạn không nên hỏi trẻ thế nào mà làm vỡ chậu hoa, không nên để trẻ vì tránh bị mắng phạt mà nói dối, nên nói với trẻ là chậu hoa bị vỡ thật đáng tiếc, lần sau con cần cẩn thận hơn, song mẹ rất vui khi thấy con thành thật nói là con đã làm vỡ nó, lòng trung thực còn quan trọng hơn cả một chậu hoa đẹp.
Khi phát hiện trẻ không trung thực, cha mẹ cần uốn nắn kịp thời, nếu không để lâu sẽ thành thói quen xấu sau này trở thành tính cách của trẻ. Một người có tài nếu uy tín có vấn đề thì sẽ gặp tiếng xấu về sau. Rèn luyện sự trung thực và môi trường sống có quan hệ trực tiếp với nhau, nếu cha mẹ nói dối nhưng lại yêu cầu trẻ thành thật thì không những làm khó trẻ, mà còn biến cha mẹ thành người nói dối con mình khi dạy chúng. Không có ai là hoàn hảo cả, ai cũng có khuyết điểm, nhưng mắc sai lầm lại nói dối thì sai lại càng thêm sai. Cha mẹ nên chú ý lời nói của mình, mặc dù là lời nói dối thiện chí nhưng cũng cần tránh nói trước mặt trẻ.
Người lớn thường giống như trẻ con, để trốn tránh trách nhiệm, giữ thể diện, lấy lòng người khác mà cố tình nói dối. Rõ ràng là ngủ dậy muộn nhưng trước mặt trẻ lại nói với cô giáo là đồng hồ của gia đình bị hỏng, cha mẹ không nên vì giữ thể diện mà nói dối trước mặt trẻ như: “Cô giáo nếu hỏi con tại sao đến lớp muộn, thì trẻ nói là do đồng hồ của gia đình mình bị hỏng”. Làm thế không những là mình đã nói dối, mà còn dạy trẻ nói dối.