1. Chế độ ăn tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Để chọn lựa được thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa mẹ cần biết chế độ ăn tốt cho trẻ. Ở từng lứa tuổi và tình trạng rối loạn tiêu hóa khác nhau thì chế độ ăn cũng khác nhau.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
- Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ
- Vì trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ nên thực phẩm mẹ ăn đều tác động trực tiếp tới trẻ. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, sữa chua
Với trẻ trên 6 tháng tuổi:
- Chất lượng bữa ăn đủ dinh dưỡng là cần thiết cho trẻ. Hạn chế các chất đạm để tránh gây khó tiêu cho trẻ
- Trẻ đường tiêu hóa kém nên thức ăn cho trẻ cần nấu kỹ, mềm và nhuyễn
- Mẹ nên bổ sung nhiều loại trái cây vào thực đơn của trẻ. Kết hợp trái cây và sữa chua giúp tăng hiệu quả lên gấp 3 lần
- Tăng cường bổ sung chất xơ và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
➤Xem thêm : Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa
2. 10 món giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục
2.1 Sữa mẹ
Khoa học đã chứng minh sữa mẹ có giá trị dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hấp thu cao. Sữa mẹ là thức ăn thiên nhiên lý tưởng nhất của trẻ.
Sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch của trẻ. Sữa mẹ chứa nhiều globulin( IgA, IgG, IgM) giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh đường ruột, đường hô hấp.
Sữa mẹ cung cấp chất lỏng tránh tình trạng mất nước khi tiêu chảy, làm mềm phân khi trẻ táo bón.
2.2 Củ cải đường
Củ cải đường chứa một lượng lớn chất xơ. Trong 136 gam của cải đường chứa 3,4 gam chất xơ. Chất xơ trong củ cải đường giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện được chức năng tiêu hóa đường ruột. Kích thích quá trình tiêu hóa ở ruột, đại tràng, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển.
Mẹ có thể chế biến thành salad, ngâm chua hoặc xay thành sinh tố.
2.3 Sữa chua
Bản chất của rối loạn tiêu hóa là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua chứa một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột. Do đó hệ vi sinh nhanh chóng được cân bằng giúp trẻ mau hồi phục. Trong sữa chua chứa nhiều thành phần khác như vitamin D, DHA, canxi tốt cho sự phát triển của trẻ.
2.4 Thịt gà
Thịt gà chứa chất béo bão hòa thấp, dễ tiêu hóa. Đặc biệt khi được nấu chín, enzyme trong thịt gà sẽ làm dịu dạ dày của trẻ.
Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món đa dạng, thay đổi khẩu vị bữa ăn cho trẻ. Mẹ có thể nấu các món ăn mềm từ thịt gà như súp gà, gà hầm.
2.5 Sinh tố hoa quả
Sinh tố hoa quả cung cấp hàm lượng vitamin, chất xơ lớn cho trẻ. Với dạng lỏng giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa, xoa dịu dạ dày.
Một số loại sinh tố giúp hấp thu nước, loại bỏ chất độc trong cơ thể. Hơn nữa khi xay sinh tố với sữa chua còn cung cấp thêm lợi khuẩn giúp trẻ hồi phục nhanh hơn. Một số sinh tố hấp dẫn cho trẻ: sinh tố đào, đu đủ, dưa gang.
2.6 Trái cây
Ai cũng biết đến lợi ích của trái cây với cơ thể con người. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa càng cần bổ sung chất xơ và vitamin từ trái cây. Một số loại trái cây còn chứa các thành phần hỗ trợ cải thiện táo bón, tiêu chảy.
Chuối là một hoa quả điển hình cho trẻ. Nó vừa cung cấp pectin ngừa táo bón, vừa cung cấp kali bù điện giải cho trẻ. Trong chuối chứa nhiều đường tự nhiên, cung cấp năng lượng mà vẫn dễ tiêu hóa.
Mẹ có thể tham khảo thêm một số loại hoa quả khác cho trẻ táo bón như: bơ, dứa, táo, cam, đu đủ.
2.7 Các loại cháo
Cháo là sự lựa chọn tuyệt vời cho cả trẻ táo bón và tiêu chảy. Cháo giúp trẻ dễ ăn mà dễ tiêu hóa.Mẹ có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhờ cháo.
Các món cháo cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên chứa các thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn một loại cháo khiến trẻ nhanh chán, mẹ nên đổi đa dạng các loại cháo.
Cháo là món ăn đa dạng, phong phú. Mẹ có thể kết hợp nhiều thực phẩm để chế biến thành món cháo dinh dưỡng. Nhờ vậy mà mẹ không cần lo lắng trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cho trẻ đỡ chán ăn.
Thực đơn cháo cho mẹ thay đổi mỗi ngày: cháo hạt sen thịt bò, cháo cà rốt, cháo rau xam
2.8 Hạt ngũ cốc
Các loại hạt ngũ cốc cung cấp đầy đủ Omega 3 tuyệt vời cho hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
2.9 Gừng
Gừng có thể hữu ích cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa bởi thực phẩm này chứa chất kháng viêm, chống khuẩn, kích thích tiêu hóa. Giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra như đầy bụng, buồn nôn, đau bụng.
Gừng giúp kiểm soát tốt nồng độ acid trong dạ dày, điều hòa nhu động ruột. Mẹ có thể làm trà gừng hoặc nấu cháo gừng cho trẻ. Nhung không nên cho trẻ dùng quá nhiều dễ gây nóng và tác dụng không mong muốn.
2.10 Măng tây
Măng tây là thực phẩm chứa ít calo nhưng nhiều chất xơ và nước. Chất xơ trong măng tây có khả năng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Trong măng tây còn chứa chất inulin và prebiotic giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn. Điều này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và đào thải độc tố.
Măng tây chứa lượng lớn chất xơ, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều dẫn đến phản tác dụng.
3. Bổ sung lợi khuẩn
Để trẻ rối loạn tiêu hóa phục hồi nhanh mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ. Lợi khuẩn có thể sản xuất enzyme hoặc protein ức chế, hoặc thậm chí tiêu diệt vi khuẩn có hại. Các chủng men vi sinh cụ thể cũng kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ.
Bổ sung lợi khuẩn sẽ cải thiện chức năng ruột bằng cách tăng nhu động ruột, làm mềm phân. Theo các chuyên gia, lợi khuẩn còn làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử dễ gây tử vong ở trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Bifidobacterium được ưu tiên bổ sung hơn cả. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn thiết yếu có vị trí phát huy tác dụng tại đại tràng.
Chúng được coi là vua của các loài lợi khuẩn do chiếm tới 90% lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của trẻ. Bất cứ nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ cần nhất thiết bổ sung Bifidobacterium. Khi bổ sung chủng lợi k
- Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- Phục hồi tổn thương niêm mạc tiêu hóa
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.