Suy dinh dưỡng nguyên nhân chính khiến cơ thể trẻ bị thiếu nhiều vi chất cơ bản như kẽm, vitamin A, B, C, D, canxi, sắt, i-ốt, selen từ đó làm chậm quá trình tăng trưởng, suy giảm phát triển nhận thực thậm chí dẫn đến tử vong. Theo một nghiên cứu khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong 8 năm, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng dạng nhẹ cân giảm 21,2% xuống 14,1%, dạng thấp còi giảm từ 33,9% xuống 24,5%. Tuy nhiên, tổ chức Liên Hợp Quốc vẫn xếp Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ trẻ mắc suy dinh dưỡng cao nhất thế giới.
Thống kê tỷ lệ trẻ em mắc suy dinh dưỡng tại Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Vậy làm thế nào để bữa ăn phát huy giá trị dinh dưỡng? Mẹ cần biết những chỉ dẫn sau đây:
1. Những nguyên tắc trong cách nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Tăng cường chất bổ. Các món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng càng đa dạng càng tốt. Cách chế biến tùy theo lứa tuổi như cắt nhuyễn, nẫu mềm, nêm nếm theo khẩu vị ưa thích của trẻ.
Thêm dầu mỡ vào đồ ăn. Năng lượng dầu mỡ gấp đôi chất đạm, bột. Mẹ bổ sung 1 muỗng dầu hoặc mỡ vào mỗi bát cháo, bột, cơm để trẻ hấp thụ tốt hơn các vitamin D, E.
Nấu đặc vừa phải. Mẹ nêm nếm mùi vị hấp dẫn tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ.
Ăn thêm bữa phụ. Mẹ tham khảo thêm 14 công thức chế biến món ăn vặt ngon cho trẻ suy dinh dưỡng.
Không ép trẻ ăn. Hành động này chỉ khiến trẻ sợ hãi, nôn trớ và về lâu dài lại dễn đến tình trạng biếng ăn. Những chỉ dẫn về cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cung cấp cho mẹ kiến thức cần thiết để đối phó với căn bệnh này.
2. Vai trò của 4 nhóm dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất
Thực đơn món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung 4 nhóm dưỡng chất bao gồm:
Tinh bột cung cấp năng lượng dồi dào nhất, nhiều hơn cả chất đạm và béo. Tinh bột được chia làm 2 loại: carbohydrate đơn giản (đường sữa, đường ăn, đường trái cây) và carbohydrate phức tạp (rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, hạt, các loại đậu).
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, các loại đậu, đóng vai trò giống như chiếc chổi làm sạch đường tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, điều hóa đường huyết, phòng ngừa bệnh béo phì, táo bón, tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Chất béo giúp bổ sung năng lượng và đóng vai trò là dung môi vận chuyển vitamin A, D, E, K tan trong dầu mỡ thẩm thấu tốt hơn trong cơ thể.
Đạm chứa nhiều trong thịt gà, lợn, cá, bò, trứng, cua giúp xây dựng các mô và tế bào duy trì sự sống.
4 nhóm dưỡng chất chính cho trẻ suy dinh dưỡng.
3. Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 6 tháng tuổi
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng cần thiết (đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng), chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp trẻ không bị dị ứng, eczema như sữa bò. Trẻ mắc suy dinh dưỡng cần được cho bú đến 24 tháng tuổi.
Sản phẩm thay thế sữa bao gồm sữa hạt, sữa chua, pho mát, bơ, rau xanh, ngũ cốc. Tuy nhiên, không một loại sản phẩm nào có thể thay thế sữa hoàn toàn mà chỉ nhằm bổ sung dưỡng chất, thay đổi khẩu vị cho trẻ suy dinh dưỡng đỡ ngán.
4. Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 6 - 12 tháng tuổi
Nước cháo xay trộn sữa. Mẹ lấy 70g gạo tẻ (2 nắm tay), 70g thịt nạc, rau củ quả nấu 600ml cháo nhuyễn, chia làm 4 bữa và thêm 3-5 thìa sữa bột/bữa.
Sữa cao năng lượng là sản phẩm tăng cường dinh dưỡng. Thông thường, trong 1ml sữa có thể cung cấp 1Kcal. 1 lít sữa cao năng lượng sẽ bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng từ 800 tới 2000Kcal. Mẹ cho con uống theo hướng dẫn pha với nước sôi để ấm, mỗi ngày khoảng 500ml.
Bột hoặc cháo xay. Mẹ cho bé ăn 3-4 bữa/ngày. Nếu trẻ ăn ít có thể tăng số bữa. Mẹ nên dùng nước giá đậu xạnh làm lỏng thức ăn. Lưu ý 10g giá đậu xanh/10g bột, trong đó giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột.
5. Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng từ 13 tới 24 tháng tuổi
Sữa cao năng lượng. Trẻ suy dinh dưỡng do cơ địa nóng dẫn đến táo bón, biếng ăn. Mẹ chọn các loại sữa mát nhằm xây dựng tốt hệ thống tiêu hóa trước. Vào buổi sáng khoảng 6h, mẹ cho trẻ uống 150-200ml sữa.
Cháo thịt và rau. Mẹ cho bé ăn khoảng 200ml mỗi bữa. Thành phần gồm 30g gạo tẻ (1 nắm tay), 50g thịt (cá, cua, tôm, bò, heo), 1 quả trứng gà, 10ml dầu ăn (2 thìa cà phê), 20g rau xanh được nấu nhuyễn.
Sữa công thức. Vào khoảng 12h mẹ có thể cho bé ăn thêm 200ml sữa.
Chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh không độc giúp tăng hấp thụ cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
6. Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng từ 25 tới 36 tháng tuổi
Trong độ tuổi này, mẹ tiếp tục duy trì chế độ ăn cho trẻ thấp còi như sau:
Sữa cao năng lượng uống khoảng 200ml sữa vào lúc 7h sáng.
Cơm nát (70g gạo), 50g thịt (hoặc cá, trứng, tôm...), 100g rau xanh, 5g dầu mỡ cho bữa trưa lúc 11h.
Cơm nát.
Cháo tim lợn. Mẹ băm nhỏ 100g tim lợn xào chín với hành phi, nêm nếm gia vị. Hạt cau mẹ giã nhỏ, lọc lấy 300ml nước và nấu cùng 50g gạo nếp. Cháo gần chín thì bỏ tim lợn, khuấy đều, để lửa liu riu đến khi sôi. Mẹ cho trẻ ăn 2 lần/ngày vào lúc đói.
Cháo tim lợn.
Cháo cóc. Mẹ nướng vàng 5g đùi cóc, tán bột nấu cùng 20g bột gạo nếp, 50g bột gạo tẻ, 20g bột củ mài và cho trẻ ăn ngày 3 lần, cứ liên tục 5 ngày ăn 5 ngày nghỉ trong 1 tháng.
Cháo ếch ninh nhừ 150g thịt với 50g gạo, 50g cà rốt rồi xay hỗn hợp thành sinh tố mịn cho trẻ ăn trong 5-10 ngày.
Cháo ếch.
Cháo lòng đỏ trứn gà dành cho trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ tán mịn 2 lòng đỏ trứng đã luộc chín trộn với 50g bột gạo rang vàng và đun sôi đến khi hỗn hợp sánh mịn, cho trẻ ăn liền 1 tháng.
Cháo trứng gà.
Cháo tôm chứa nhiều vitamin A, D, canxi (khoảng 1120mg), phốt pho, kẽm, protein và các axit amin giúp trẻ dễ hấp thu. Mẹ chuẩn bị 150g thịt tôm giã nhỏ trộn với 50g bột gạo, nêm gia vị, nấu chín thành cháo và cho trẻ ăn liền 1 tháng.
Cháo tôm.
Thịt bò hầm rau củ. Mẹ cắt miếng vuông 200g phi lê bò, ướp 2 muỗng sốt cà, đường, mắm, tiêu và để 30 phút. Khoai tây, cà rốt, dừa, hành tây thái miếng vừa ăn. Bắc dầu, phi 3 tép tỏi băm nhuyễn rồi xào với thịt bò cho săn. Cho hỗn hợp rau củ và thịt vào nồi hầm áp suất đến khi mềm.
Thịt bò hầm rau củ quả.
Sữa chua lắc. Mẹ cho hỗn hợp 50ml sữa chua, 30ml nước ép dâu tây, nước đường vào bình rồi lắc mạnh, đổ ra ly cho bé uống ngay.
Sữa chua lắc.
Cháo chim cút. Mẹ nhét gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g vào bụng chim cút, cho xấp nước đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đến khi chín thành món cháo sệt, cho trẻ ăn 5-10 ngày liên tục.
Cháo cá quả, món ăn bổ sung canxi giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân đều. Trong 100g thịt cá quả chứa 2,2mg sắt, 240mg phốt pho, 90mg canxi, protid, lopid và nhiều loại chất khác. Quan niệm của Đông Y cho rằng cá quả tính bình, vị ngọt, bổ tỳ, thận, vị nên thích hợp cho trẻ thấp còi tăng cân hiệu quả. Mẹ làm sạch cá quả 1 con (300g), hấp chín gỡ thịt, giã nhỏ xương cá lọc lấy 200ml nước. Cho bột gạo, nước cá đun nhỏ lửa đến khi chín rồi bỏ rau, thịt, gia vị. Mẹ cho trẻ ăn ngày 2 lần liên tục trong 1 tháng (có thể ăn cách ngày cho đỡ ngán).
Cháo cá quả.
Cháo thịt gà bí đỏ cho trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ chuẩn bị 50g thịt gà băm nhỏ lọc xương, 50g bí đỏ hấp tán nhuyễn, 80g gạo tẻ đun chín nhừ. Bỏ hỗn hợp ninh tiếp trong 10 phút.
Cháo táo tàu. Mẹ chuẩn bị 80g bột hạo, 5 quả táo tàu bỏ hạt, 10g hà thủ ô, 20g đường trắng đun sôi với 250ml nước và cho trẻ thấp còi, nhẹ cân ăn ngày 1 lần khi đói liên tục trong 1 tháng.
Cháo ý dĩ bồi bổ trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ xay 50g ý dĩ, 100g hạt sen (ngâm qua đêm với nước chanh), ngâm 50g gạo nếp với nước ấm trong 3 tiếng sau đó ninh thật nhừ. Bỏ hỗn hợp rồi để lửa nhỏ khoảng 30 phút, nêm nếm gia vị, đường phèn.
Với các bé bị suy dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt, thiếu sức sống sẽ khiến con luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tự tin về bản thân khi giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, mẹ hãy trang bị những kiến thức đầy đủ về món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng để giúp con mau tăng cân, phục hồi thể trạng khỏe mạnh.