Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Harvard đã chỉ ra tình trạng thiếu chất của trẻ em trên toàn cầu, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng học tập.
Vừa qua, Tạp chí Harvard đã đăng tải nghiên cứu cho thấy trẻ em trên toàn thế giới thiếu omega thực vật alpha Linolenic acid (ALA). Điều đáng lo ngại là sự thiếu hụt vi chất này có liên quan đến suy giảm khả năng nhận thức, khứu giác, thính giác và thị giác của trẻ.
Đây là kết luận của Nguyen-Hoang A, Dhadra M, Hughes J. (Trưởng khoa Dinh dưỡng và Y học Gen, Edinburgh Children & Women Health Centrer, Phó Tổng biên tập tạp chí Harvard) cùng cộng sự.
Theo nhóm tác giả, omega thực vật ALA làm giảm nồng độ DHA tại nhiều khu vực não khác nhau, bao gồm cả vùng não, vỏ não trán và thể vân. Điều đó cũng làm giảm đáng kể nồng độ DHA trong màng thần kinh và võng mạc, làm suy giảm khả năng học tập, khứu giác, thính giác và thị giác của trẻ.
Việc thiếu chất có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhóm tác giả đều chỉ ra một trong những lý do đó là bữa ăn hàng ngày của trẻ khó có thể đáp ứng đủ lượng ALA cần thiết. Bởi chất này chỉ có trong omega thực vật mà không có trong động vật.
Omega thực vật ALA đóng vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ em. Việc cung cấp đủ ALA có thể có lợi đối với sự phát triển chức năng nhận thức và sức khỏe toàn diện của bộ não ở trẻ em. Đặc biệt, các nghiên cứu có hệ thống trên cả người và động vật gần đây đã cho thấy, việc cung cấp đủ lượng ALA cần thiết cho cơ thể sẽ giúp chuyển đổi đủ nhu cầu DHA cho não và mắt.
Điều đáng nói là mặc dù là một axit béo thiết yếu nhưng cơ thể con người không thể tự sản xuất được ALA mà cần được bổ sung hàng ngày từ bên ngoài thông qua thực phẩm.
Dù các quốc gia khác nhau khuyến nghị hàm lượng hằng ngày khác nhau nhưng đều thống nhất đây là chất dinh dưỡng thiết yếu nên có trong chế độ ăn của trẻ từ khi sinh ra.
Do đó, chuyên gia Nguyen-Hoang A cũng nhấn mạnh: “Việc kết hợp omega thực vật ALA vào chế độ ăn của trẻ ngay từ 1 ngày tuổi là rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức và sức khỏe tổng thể".