Củ cải trắng
Củ cải trắng giàu nước và chất xơ, có tác dụng làm ẩm phổi, giảm khô, tăng cường chức năng dạ dày và tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy nhu động ruột. Thực phẩm này cũng giàu vitamin C và kali, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Củ cải trắng còn chứa sunfua, có thể thúc đẩy giải độc gan và duy trì sức khỏe của gan.
Củ sen
Củ sen là loại rau củ ít calo, nhiều chất xơ, giàu vitamin B, vitamin C, có tác dụng dưỡng phổi khô, thanh nhiệt, dưỡng dạ dày, nhuận tràng... Ngoài ra, củ sen còn chứa nhiều loại khoáng chất như kali, canxi, magie giúp duy trì chức năng bình thường của dây thần kinh và cơ bắp.
Quả lê
Đây là loại quả mọng nước và giàu vitamin cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt, iốt... Ăn lê thường xuyên giúp thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể và nuôi dưỡng phổi.
Ngoài ra, lê giàu chất xơ, hầu hết chất xơ trong lê đều có thể hòa tan nên có thể giúp hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu và giúp kiểm soát lượng đường huyết.
Giá đỗ
Phần lớn giá đỗ là đậu nành, mầm mọc từ đậu xanh có tính ẩm, sảng khoái, có các thành phần dinh dưỡng khác nhau của đậu, giàu axit amin, khoáng chất, vitamin C, cellulose và các chất khác, giúp dưỡng ẩm đường ruột và giải độc, tăng cường thể lực. Giá đỗ có thể nấu canh, xào, làm gỏi nguội,… Các kiểu ăn đều rất ngon miệng và sảng khoái, rất thích hợp cho mùa này.
Khoai mỡ
Khoai mỡ có vị ngọt và tính bình, là sự lựa chọn tốt nhất để bổ khí và dưỡng phổi.
Y học hiện đại cũng đã khẳng định khoai mỡ có những lợi ích nhất định đối với cơ thể, không chỉ có tác dụng duy trì sức khỏe đường tiêu hóa mà còn duy trì độ ẩm của niêm mạc đường hô hấp. Các thành phần có lợi của nó còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng cao hơn và chống lại sự xâm nhập của các mầm bệnh. Thời tiết mùa thu dễ làm tổn thương phổi, gây thiếu hụt ẩm, xuất hiện tình trạng khô miệng, khô họng, ho khan và các bệnh khác, rất phù hợp để ăn khoai mỡ.
Nấm tuyết
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nấm tuyết được mệnh danh là “thần dược của sự sống”, là khắc tinh của vi khuẩn, một vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến để bổ gan, dưỡng thận. Phụ nữ không còn xa lạ với nấm tuyết vì nó có tác dụng chống lão hóa và làm đẹp da, giúp làm chậm tốc độ lão hóa. Các nghiên cứu sức khỏe hiện đại cũng phát hiện ra rằng nấm tuyết có nhiều lợi ích đối với phổi, vì nó chứa nhiều chất keo, và các polysaccharid trong nấm tuyết có thể dưỡng ẩm và giữ ẩm cho phổi. Hơn nữa, các dược chất có trong nấm trắng còn có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và duy trì sự mịn màng, đàn hồi của làn da.