Khi trẻ bị côn trùng cắn, con sẽ theo phản xạ tự nhiên gãi khiến vết thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bố mẹ cần nắm rõ các bước xử lý để đảm bảo chăm sóc vết thương của con đúng cách.
Phân loại vết đốt của côn trùng
Vết đốt của côn trùng có thể phân thành 2 loại: có độc và không có độc.
Các loại côn trùng cắn không có độc như kiến, muỗi, chấy, bọ chét, bọ ve… Chúng cắn người, rút máu để tồn tại.
Các loại côn trùng cắn có độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa, kiến ba khoang… Nọc độc của các loại côn trùng này khi đi vào cơ thể có thể gây cám giác rát, đau dữ dội, thậm chí gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm khác.
Cách nhận biết trẻ bị côn trùng cắn
Để xử lý kịp thời khi trẻ bị côn trùng cắn thì bố mẹ cần phát hiện sớm nhất dấu hiệu con bị cắn, đốt. Trên thực tế thì làn da của trẻ vốn rất mỏng manh nên khi bị côn trùng đốt sẽ rất dễ phát hiện. Có thể dựa trên một số đặc điểm sau:
- Da của trẻ xuất hiện các vết đỏ, có thể ngứa hoặc sưng tấy nhẹ (do trẻ bị muỗi đốt, bị kiến, rệp… cắn)
- Một số trẻ có cơ đĩa mẫn cảm thì vết cắn có thể bị sưng đỏ, phù nề
- Trẻ bị nổi mụn nước, bóng nước do nọc độc của côn trùng
- Trẻ có thể bị đau nhức dữ dội (do bị ong đốt bởi trong vòi ong có nọc độc)
- Trường hợp nặng nhất, trẻ bị nổi mề đay toàn thân, khỏ thở, tím tái chân tay
Trẻ bị côn trùng cắn thường bị sưng tấy, mẩn đỏ, thậm chí nổi mụn nước
Các bước xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn
Khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn, bố mẹ nên thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Rửa vết cắn dưới nước sạch nhiều lần.
Bước 2: Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết côn trùng cắn khoảng 20 phút để giảm sưng và giảm ngứa ngáy cho con.
Bước 3: Bố mẹ có thể dùng kem chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với 1 ít nước tạo thành dạng hồ sệt rồi đắp lên vết cắn cho con trong trường hợp vết côn trùng cắn sưng đỏ, gây đau cho bé.
Bước 4: Nếu con chuyển biến tình trạng xấu hơn sau vài ngày thì tốt nhất bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ.
Bố mẹ có thể bôi kem để con bớt ngứa ngáy, khó chịu
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị côn trùng cắn
Khi trẻ bị côn trùng cắn, con sẽ rất khó chịu và bứt rứt. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ hàng ngày để con cảm thấy dễ chịu nhất và mau chóng khỏi bệnh.
- Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng việc tắm rửa, đặc biệt là rửa tay hàng ngày.
- Cắt móng tay cho trẻ để hạn chế việc trẻ gãi vết thương khiến độc tố phát tán rộng. Và nếu tay không sạch có thể khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn.
- Có thể sử dụng một số loại gel làm mát để môi vào vết đốt cho trẻ. Các loại gel này nên có sự dồng ý của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng các phương pháp truyền thống như bôi nước cốt chanh, bôi mật ong… lên vết cắn. Các cách này có thể giảm ngứa nhưng lại không có khả năng diệt khuẩn và dễ gây kích ứng, viêm tấy vết thương.
- Tuyệt đối không chọc vỡ các vết phồng rộp, mụn nước của trẻ. Việc làm vỡ các vết rộp này có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.
- Mẹ cần lưu ý trường hợp con mệt mỏi, trẻ bị sốt cao, chấm xuất huyết hoặc lạnh chi, khó thở, cơ thể tím tái… thì cần lập tức đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác.
- Sau khi vết côn trùng cắn đã lành thì mẹ có thể dùng các loại kem trị thâm thoa hàng ngày để vết sẹo thâm mờ dần.
Khi con có dấu hiệu khác lạ, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Mong rằng, với những thông tin trên đây, bố mẹ sẽ biết rõ cách để chăm sóc trẻ khi trẻ bị côn trùng cắn. Mặc dù đa phần các trường hợp đều lành tính nhưng bố mẹ vẫn nên để ý đến con nhiều hơn nhằm đảm bảo an toàn tối đa.