BỆNH SỞI
Bệnh sởi là bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân, là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, có trường hợp ở cả người lớn và có khả năng gây thành bệnh dịch cao do khả năng lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.
Bệnh sởi ủ bệnh từ 12 – 14 ngày, có thể kéo dài 21 ngày. Bệnh thường có các triệu chứng: sốt cao, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp trên, viêm thanh quản. Sau khi sốt sẽ phát ban, các nốt nhỏ màu đỏ, sau 3 ngày sẽ bay hết các vết sởi để lại vẩy thâm trên da.
Bệnh có thể nặng hay nhẹ tùy vào sức đề kháng của mỗi người. Khi bị bệnh cần phải cách ly bệnh nhân bằng đeo khẩu trang y tế, tránh tiếp xúc với nhiều người. Nên nghỉ ngơi nơi có không khí thoáng mát, sạch sẽ. Cần bồi dưỡng cho bệnh nhân ăn đủ chất, ăn nhiều rau xanh, các loại quả giàu vitamin C giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng. Cần uống nhiều nước, khi sốt cần uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Luôn giữ ấm cơ thể, ngủ đủ giấc, thường xuyên vệ sinh chân tay sạch sẽ. Vệ sinh mắt mũi bằng nước muối sinh lý, có thể dung thuốc nhỏ mắt, mũi chuyên dụng.
BỆNH CÚM MÙA
Bệnh cúm mùa là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, do virus cúm gây lên. Bệnh có khả năng lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Bệnh cúm mùa thường được nhầm với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng tương đối giống với cảm lạnh như sốt, cảm thấy ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chảy nước mũi, người mệt mỏi.
Khi bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh cần được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc và điều trị kịp thời. Phải thường xuyên làm sạch và khử khuẩn quần áo, đồ dung người bệnh.
BỆNH CÚM GIA CẦM
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm từ các loài chim và các loài gia cầm. Cúm H5N1 là dạng cúm phổ biến nhất do virus H5N1 gây ra.
Các triệu chứng của cúm gia cầm thường bắt đầu trong vòng hai đến bảy ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm giống với bệnh cúm thông thường, bao gồm: Ho, Sốt, Viêm họng, Đau cơ, Đau đầu, Khó thở,
Khi phát hiện bị bệnh cúm gia cầm, người bệnh cần cách ly và được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
THỦY ĐẬU
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa đông xuân do virus Thủy đậu có tên là Varicella virus gây ra. Bệnh có khả năng lây nhanh chóng do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp, lây khi dùng chung đồ.
Người bệnh thường có triệu chứng có 4 giai đoạn
Giai đoạn ủ bệnh
Kéo dài từ 10 – 20 ngày, lúc này người bệnh không có triệu chứng gì.
Giai đoạn phát bệnh:
Người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau họng, bắt đầu xuất hiện phát ban.
Giai đoạn toàn phát
Người bệnh sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn. Các nốt phát ban to hơn và xuất hiện phỏng nước, mụn nước gây ngứa, rát, khó chịu. Mụn nước mọc khắp người, mọc cả trong niêm mạc miệng, nếu không vệ sinh và điều trị đúng cách mụn nước có thể gây nhiễm trùng, hình thành dịch mủ.
Giai đoạn hồi phục
Sau khoảng 7 - 10 ngày, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh nhiễm trùng. Có thể sử dụng các loại thuốc trị sẹo, trị thâm tránh để lại sẹo lõm chỗ mọc mụn.
Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.
TAY CHÂN MIỆNG
Tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên. Bệnh lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, tiếp xúc với người bệnh, dùng chung đồ chơi với trẻ bị bệnh, lây qua người chăm sóc trẻ. Bệnh dễ bùng phát thành dịch và rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh
Các giai đoạn và triệu chứng của bệnh: trẻ bị sột, mệt mỏi,
Giai đoạn ủ bệnh khoảng 3- 6 ngày.
Giai đoạn khởi phát có các triệu chứng sốt, người mệt mỏi, biếng ăn, đau họng, đau rát miệng.
Giai đoạn toàn phát: bắt đầu sau 1 – 2 người khởi phát bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng dạng phỏng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông. Nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể gây mê sảng, co giật, khó thở gây biến chứng viêm màng não, bại liệt, tê liệt hoặc viêm não, nguy hiểm đến tính mạng.
Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng:
Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo, sữa … Bổ sung trái cây giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bố mẹ cần vệ sinh cho trẻ, dùng nước chè xanh có tính sát khuẩn tắm cho trẻ. Sau khi tắm, dùng dung dịch Betadin để bôi lên các nốt bỏng nước trên da.
Cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng nguy hiểm nếu có.
TIÊU CHẢY CẤP
Bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do virus Rotavirus, norovirus, Norwalk, cytomegalovirus gây ra. Bệnh còn do vi khuẩn và ký sinh trùng từ thực phẩm, nước bị ô nhiễm đi vào cơ thể.
Bênh tiêu chảy cấp lây truyền do Tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm, thường lây truyền qua đường phân-miệng.
Triệu chứng của tiêu chảy cấp:
Đau bụng, đau âm ỉ hoặc đau nhói đến khi đại tiện, Nôn, Gầy sút cân nhanh, Da khô, khát nước, người mệt mỏi, chóng mặt.
Để phòng bệnh tiêu chảy cấp:
Cần rửa sạch tay với xà phòng, đặc biệt trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, khi xử lý thịt sống, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau khi đi vệ sinh.
Ăn thực phẩm nóng, chín, uống nước đun sôi.
Khi bị tiêu chảy cấp cần bổ sung nhiều nước để thay thế lượng nước đã mất đi, tăng cường bổ sung khoáng chất như natri, kali.
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp trong thời gian chuyển mùa đặc biệt là trong thời tiết mùa đông, xuân. Bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên, là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền nhanh, đặc biệt ở những nơi đông người như trường học, cơ quan. Thời gian ủ bệnh thường từ 5 – 10 ngày, thường có dấu hiệu mắt đỏ, cộm, ngứa, chảy nước mắt, khó chịu. Bệnh đau mắt đỏ điều trj chủ yếu là vệ sinh mắt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và thường khoảng 6-10 ngày virus sẽ tự hết. Bệnh đau mắt đỏ cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh vùng mắt, ché độ ăn uống giúp tăng sức đề kháng, tránh để những biến chứng nguy hiểm đến mắt gây giảm thị lực.