Tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt, có lúc rất ngoan ngoãn, có lúc lại nghịch ngợm không sao bảo được, cha mẹ có thể hình dung tâm lý của trẻ 3 tuổi theo kiểu biến đổi không ngừng, lúc thế này lúc thế khác, nhiều đòi hỏi, lắm yêu sách và khó là khó chiều. Nhắc đến tuổi lên 3 các bậc cha mẹ thường nghĩ tới cụm từ “khủng hoảng trẻ lên 3“, hay “nổi loạn tuổi lên 3“.
Dưới đây là các đặc điểm tâm lý của trẻ 3 tuổi thường gặp nhất:
Bắt đầu hình thành và thể hiện cái “tôi”. Bé thích tự làm mọi việc, thích tự chơi theo ý mình
Quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh: bé chú ý hơn tới các vật dụng gia đình, quan sát các hiện tượng ngoài cửa sổ, bắt chước động tác của các con vật, thích nghịch nước và chơi bóng…
Biết thể hiện cảm xúc của mình: biết bày tỏ tình cảm của mình với ông, bà, cha, mẹ, thể hiện “tinh thần đoàn kết” với các bạn cùng chơi. Bé thích được khen, biết mình mắc lỗi khi làm sai…
Xuất hiện những khủng hoảng: đôi khi bé chống đối lại cha mẹ, không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé có thể la hét, phá bĩnh nếu không được theo ý mình
Bé có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi hơn và không chịu thỏa hiệp nếu cha mẹ trả lời qua loa. Ví dụ bạn đang làm việc, con bạn đang ngồi chơi bên cạnh. Câu bé quay sang gọi mẹ “Mẹ ơi con bảo này” nhưng mẹ chỉ nói “con nói đi” mà không quay sang nhìn trực diện vào bé, bé sẽ không đồng ý và nói “mẹ phải quay hẳn sang đây”. Hoặc có thể bé chỉ cho bạn xem cái này, do đang bận bạn chỉ trả lời đại khái, bé sẽ cằn nhằn “chưa nhìn mà trả lời thế ah”…Bé đã biết lý luận, thậm chí bắt bẻ người lớn. Vì vậy bạn đừng coi bé là trẻ con mà phải đối xử bình đẳng với bé như một người lớn, bé muốn được như vậy!
Đối với những biến đổi tâm lý ở trẻ 3 tuổi này, cha mẹ cần quan sát con để có cách dạy bảo hợp lý. Các bạn có thể tham khảo xem nên dạy trẻ 3 tuổi như thế nào? hay dạy trẻ 3 tuổi những gì?