1.Dạy con biết nói “lời cảm ơn” và “lời xin lỗi” - “Lời cảm ơn”:
Đây chính là ứng xử đầu tiên bé cần phải biết vì đây chính là bài học về lòng biết ơn khi được nhận một điều gì đó từ người khác. - “Lời xin lỗi”: Trong cuộc sống không ai là không mắc lỗi nên lời xin lỗi không chỉ giúp quan hệ giữa mọi người trở nên tốt hơn mà con dạy cho con biết cảm thông khi có ai đó lại sai với mình và biết đối diện với sai và mong muốn sửa sai. Mẹ có thể dạy bé ngay từ khi biết nói bằng chính hành động của mình” Nếu mẹ “cảm ơn” hoặc “xin lỗi”với nhiều hoạt động hàng ngày cùng bé chắc chắn bé sẽ ghi nhớ và vận dụng vào hoạt động giao tiếp xung quang một cách tự nhiên. Nhưng lưu ý không nên bắt ép trẻ nói lời “cảm ơn” hay “xin lỗi” mà nên giải thích cho trẻ biết tại sao nên làm vậy. Khi bé biết cảm ơn, xin lỗi thì mẹ hãy nói “lời cảm ơn” với con dù bé đúng hay sai. Có như vậy, trẻ sẽ thực sự nhận được lợi ích của lời nói này. Xem thêm: Những sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi dạy trẻ Các kỹ năng xã hội cần thiết dạy cho trẻ từ sớm
2. Dạy trẻ cách giao tiếp đúng mực
Giao tiếp bao giờ cũng có người nói và người nghe để cùng nhau chia sẻ thông tin, thấu hiểu. Vì vậy, bố mẹ đừng quên dạy con những quy tắc cơ bản của giao tiếp. - Không ngắt lời người khác: trẻ hay nói chen ngang là một thói quen không tốt khiến cho cuộc nói chuyện dễ bị gián đoạn, người nói không truyền tải được hết thông tin và người nghe thì không hiểu thấu đáo các vấn đề. Vì vậy, hiệu quả giao tiếp giảm và thể hiện sự thiếu tôn trọng người nghe. Do đó, dạy con biết cách lắng nghe và không ngắt lời bạn bè, đặc biệt là người lớn khi đang nói chuyện. Mẹ có nói cho bé hiểu, đặt ra quy tắc bé không được mè nheo khi mẹ nói chuyện với khách trực tiếp, qua ddienj thoải và thể hiện bằng hành động, làm gương cho bé. - Không nói quá to và la hét: mẹ nên nói vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ để bé học theo, tự điều chỉnh âm lượng nhe vừa phải.
3. Dạy trẻ biết cách chia sẻ và không vòi vĩnh
Chia sẻ là một đức tính tốt cần rèn luyện cho bé. Hãy bắt đầu từ việc chia sẻ đồ ăn, những món đồ chơi trẻ em của bé với các bạn cùng chơi. Khi con trẻ biết nhường đồ chơi cho bạn thì tất yếu trẻ sẽ nhận được cư xử tương tự từ các bạn. Từ đó, các bé có thể vui chơi cùng nhau, học hỏi những điều tốt đẹp và giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và hòa nhập công đồng. Mặt khác, không nên quá chiều chuộng con trẻ khiến cúng sinh ra tính cách ưa vòi vĩnh, làm theo ý mình thích mà không quan tâm đến người khác. Vòi vĩnh là một tính cách không tốt và bố mẹ cần loại bỏ chúng ra khỏi tâm lý của bé. Dạy trẻ biết cách chia sẻ khi vui chơi
4. Dạy trẻ bộc lộ cảm xúc
Nhiều trẻ không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình nên thường lấy hành vi để biểu đạt, giảm khả năng phát triển ngôn ngữ và đôi khi là có những ứng xử không đúng. Vì vậy, ngay từ nhỏ mẹ hãy gọi tên các cảm xúc mà bé đang biểu hiện: tức giận, vui mừng, cảm thông… Khi trẻ có nhiều nhận thức về cảm xúc cũng là lúc chúng biết cách biểu lộ cảm xúc như thế nào là đúng và đánh giá, thấu hiểu người khác hơn. Điều này, rất tốt cho trẻ, tăng cơ hội kết nối và giao lưu với mọi người cũng như giúp trẻ biểu đạt suy nghĩ, đoán được suy nghĩ, kìm chế cảm xúc tốt và dễ dàng thành công hơn. Đồng thời, hãy cho con thường xuyên vui chơi tương tác cùng bạn bè với các trò chơi tập thể như: đá bóng, đi xe đạp, cùng chơi bể bơi cho bé, tham gia trò chơi đóng vai… để các bé hiểu nhau hơn và gia tăng hoạt động cảm xúc, biết chia sẻ với nhau. Dạy trẻ kỹ năng biểu lộ và thấu hiểu cảm xúc 5. Dạy cọn biết kiên nhẫn Kiên nhẫn giúp cho trở giảm đi sự bốc đồng, làm việc nóng vôi, hung hăng, thiếu tính toán và suy nghĩ. Mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi yêu cầu tính tập trung cao, cần nhiều thời gian để hoàn thành để rèn luyện cá tính của bé. Trẻ tuổi càng lớn thì nên có thời gian thử thách càng nhiếu giúp trẻ tập trung cho việc làm, hành động đúng đắn
6. Ứng xử đúng khi ăn
Thói quen ăn uống không ảnh hưởng tới sức khỏe mà chúng còn liên quan đến văn hóa ứng xử. Vì vậy, nên giúp con ăn đúng giờ giấc và hình thành thói quen tốt khi ăn uống: - Thời gian ăn không kéo dài (quá 30 phút) - Không trò chuyện khi miệng có thức ăn - Không nhè đồ ăn nếu không thích mà hãy dạy con trẻ cách phản ứng với đồ ăn không hợp khẩu vị… - Không bỏ lãng phí đồ ăn
Dưới đây mà một số điều nên dạy để giúp con trẻ hình thành những thói quen ứng xử tốt, hòa nhập công động dễ dàng và sớm thành công.