Trẻ 5 tuổi bướng bỉnh khiến nhiều ba mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi dạy con. Tuy nhiên nếu biết cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh ba mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập, kỷ luật của con.
Một số biểu hiện của trẻ bướng bỉnh
Khi trẻ bước vào giai đoạn 5 tuổi trẻ đã bắt đầu ý thức hơn về bản thân, thường thích bày tỏ chính kiến của mình thậm chí thường tỏ ra bướng bỉnh. Giai đoạn này trẻ trở nên hiếu động, ham chơi, thích các trò chơi tập thể và đặc biệt là thích giao lưu với bạn bè. Con dần hoàn thiện về khả năng ngôn ngữ, trí tuệ, tiếp thu các kiến thức mới từ mọi việc xung quanh, phát triển khả năng tư duy và logic.
Tuy nhiên không phải mọi đứa trẻ thích làm theo ý mình đều là những đứa trẻ bướng bỉnh. Trong một vài trường hợp con không nghe theo lời ba mẹ là do con có cá tính mạnh mẽ. Một đứa trẻ bướng bỉnh thường có các biểu hiện như sau:
- Tìm kiếm sự chú ý của người lớn: Với nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe từ người lớn nên trẻ sẽ thường xuyên tìm kiếm sự chú ý từ ba mẹ hoặc những người lớn xung quanh.
- Dễ cáu giận: Khi ba mẹ nói lên điều gì không đúng với ý kiến của trẻ, trẻ thường cáu giận.
- Trẻ thích áp đặt: Trẻ có xu hướng muốn mọi người làm theo ý kiến của chính mình.
- Trẻ độc lập một cách cực đoan: Trẻ thường thích đưa ra ý kiến của mình, trẻ có thể độc lập đến cực đoan.
Vì sao trẻ 5 tuổi bướng bỉnh?
Trẻ 5 tuổi bướng bỉnh có thể do cá tính của trẻ đã có chút quyết đoán và cũng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác như:
Trẻ được ba mẹ nuông chiều quá mức
Hiện nay nhiều ba mẹ nuôi dạy con bằng cách nuông chiều theo ý thích của con, khiến con cảm thấy chỉ cần yêu cầu là sẽ được ba mẹ đáp ứng. Điều này vô tình khiến trẻ trở nên khó bảo, phản kháng lại ý kiến của người lớn.
Ba mẹ mâu thuẫn trong cách dạy trẻ
Ba mẹ không thống nhất được cách dạy trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi bướng bỉnh. Trong trường hợp này trẻ sẽ hoang mang không biết bản thân phải vâng lời ai, lâu dần trẻ sẽ lợi dụng điểm khác biệt này để hình thành tính ỷ lại, nhõng nhẽo và đòi hỏi mọi người phải nuông chiều mình hơn.
Ba mẹ không làm gương cho con
Trẻ em trong giai đoạn này thường quan sát và học hỏi theo ba mẹ. Nếu ba mẹ thường xuyên to tiếng, cãi vã, đánh đập, không hợp tác với nhau sẽ vô tình khiến trẻ hình thành tính cách bướng bỉnh, ngang ngược.
Ảnh hưởng từ môi trường sống
Môi trường sống ảnh hưởng đến tính cách cũng như hành vi của con người. Chính vì vậy, nếu trẻ sống trong môi trường mà những đứa trẻ xung quanh đều bướng bỉnh, không nghe lời ba mẹ thì lâu dần trẻ cũng hình thành tính cách tương tự như vậy. Ba mẹ nên cho trẻ sống trong môi trường tốt để con phát triển bản thân, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực.
Ba mẹ tạo áp lực cho trẻ
Bất kỳ ba mẹ nào cũng muốn con giỏi giang dẫn đến kỳ vọng quá nhiều vào trẻ khiến trẻ áp lực. Khi trẻ không làm được những gì ba mẹ kỳ vọng, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, cảm thấy bản thân không ngoan và kém cỏi. Ngoài ra, ba mẹ thường xuyên sử dụng đòn roi, la mắng hoặc ép buộc trẻ cũng khiến trẻ bất mãn và phản kháng lại mạnh mẽ. Lâu dần hình thành tính cách bướng bỉnh, không nghe lời.
Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh mà ba mẹ có thể tham khảo
Trẻ 5 tuổi bướng bỉnh khiến không ít ông ba bà mẹ đau đầu trong quá trình nuôi dạy con. Dưới đây là một số cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên vâng lời hơn mà ba mẹ có thể tham khảo.
Hãy lắng nghe trẻ
Nếu muốn cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh hiệu quả hơn ba mẹ nên tập lắng nghe trẻ. Đối với trẻ bướng bỉnh thường có xu hướng tranh cãi với mọi người, trẻ sẽ trở nên khó chịu khi không được lắng nghe và đồng thuận. Vì vậy ba mẹ hãy tập lắng nghe trẻ, tôn trọng ý kiến và nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ để trẻ thấy mình được xoa dịu và yêu thương.
Cho trẻ quyền được lựa chọn
Cho trẻ quyền được lựa chọn là cách dạy giúp con thoải mái, không cảm thấy bản thân bị ép buộc. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần lưu ý cho con quyền lựa chọn tùy trường hợp, trong khuôn khổ, không nên để trẻ bối rối và không biết chọn phương án nào.
Thể hiện sự tôn trọng với trẻ
Đây là một trong các cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên vâng lời mà ba mẹ có thể áp dụng. Ba mẹ nên trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ, không nên yêu cầu khắt khe trẻ phải thực hiện theo ý kiến của ba mẹ. Ngoài ra, ba mẹ nên giữ lời hứa với trẻ, làm gương để trẻ noi theo. Đặc biệt ba mẹ nên đối xử công bằng với tất cả các con để con không cảm thấy bản thân bị tủi thân hoặc bị cô lập.
Tạo nguyên tắc khen thưởng và kỷ luật đối với trẻ
Khi con hoàn thành được việc tốt ba mẹ nên tuyên dương và khen thưởng đối với trẻ để trẻ cảm thấy thành tích của mình được ghi nhận. Điều này sẽ khích lệ trẻ làm nhiều điều tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu trẻ chưa ngoan, không chịu nghe lời ba mẹ cũng cần có những hình thức kỷ luật phù hợp để trẻ ghi nhớ và không tái phạm.
Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh đòi hỏi sự kiên nhẫn và tình thương của ba mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con sẽ có những thay đổi về mặt cảm xúc và cả nhận thức của con đối với những sự việc xung quanh mình, ba mẹ cần nắm bắt để từ đó có những phương pháp dạy con phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây giúp ba mẹ có thêm những cách dạy con hiệu quả.