Xây dựng nền tảng cho con
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có những khả năng đặc biệt giống như bản năng bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu như các con được ươm mầm, nuôi dưỡng đúng cách sẽ tạo một trường tiền đề để bé phát triển toàn diện. Vậy nên, khi bé tiếp xúc với những kiến thức khoa học sớm chính là cách xây dựng nhận thức cho con một cách tự nhiên và cơ bản nhất.
Bé tiếp xúc với những kiến thức khoa học sớm là cách xây dựng nhận thức cho con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thỏa mãn tò mò
Chúng ta biết rằng trẻ ở độ tuổi thứ 5 luôn có tính tò mò, ham khám phá những điều mới lạ. Chẳng hạn như khi nhìn thấy cầu vồng, trẻ sẽ thắc mắc vì sao nó lại có thể xuất hiện, đó có phải là một cái cầu thật không?... Theo nhà tâm lý học Jean Piaget, tính ham hiểu biết, mong muốn biết về thế giới xung quanh là do sự tự điều chỉnh cân bằng.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi quá trình tư duy và suy nghĩ có nhiều thay đổi từ cảm giác, vận động đến tư duy tiền thao tác, tư duy tượng trưng. Thông qua đó các con có thể hiểu biết và giải thích được những sự vật xung quanh. Chính vì vậy, để cho bé tiếp xúc với khoa học sớm sẽ giúp thỏa mãn tính tò mò, những khúc mắc chưa có câu trả lời trong đầu bé.
Phát triển tư duy và năng lực
Hoạt động khám phá khoa học đã trở thành một quá trình quan trọng để bé có thể tích cứ thăm dò, khám phá và tìm hiểu tự nhiên. Đó là cả một quá trình quan sát, phân loại, thử nghiệm, dự đoán… Đây là chiến lược quan trọng để giúp phát huy năng lực, tư duy của trẻ 5 tuổi.
Trẻ ở độ tuổi thứ 5 luôn có tính tò mò, ham khám phá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khoa học cho bé 5 tuổi không chỉ giúp bổ trợ thêm nhiều kiến thức mới mà còn giúp con trực tiếp trải nghiệm, khám phá những gì bé quan tâm. Chính vì thế, những thí nghiệm khoa học cho bé sẽ giúp con phát triển năng lực trên nhiều khía cạnh.