Dạy trẻ về đạo đức luôn là một quá trình không hề dễ dàng. Vì vậy, để đảm bảo có thể truyền đạt được mọi nội dung của giáo dục đạo đức cho bé mầm non, cha mẹ và cô giáo cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:
Sự toàn diện: Cha mẹ, cô giáo cần dạy trẻ đầy đủ các nội dung về giáo dục đạo đức. Điều này sẽ giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện, có được cái nhìn tổng quát nhất về thế giới mình đang sống.
Đảm bảo tính mục đích: Cha mẹ, giáo viên cần xác định rõ những mục đích nhỏ để cùng trẻ chinh phục. Từ đó có thể thực hiện những mục đích to lớn hơn.
Cần có sự kết hợp giữa giáo dục và nuôi dưỡng, chăm sóc: Trẻ học về đạo đức sẽ cần học trong nhiều môi trường khác nhau. Trẻ cần học những kỹ năng cơ bản khi ở nhà, kỹ năng khi trong môi trường chung...
Tinh thần làm việc nhóm rất quan trọng với trẻ. (Ảnh: Shutterstock.com)
Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm: Làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ có thể thể hiện được nhiều tính cách. Từ đó cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất và có được phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp cho trẻ. Bên cạnh đó, sống trong tập thể cũng giúp trẻ học hỏi được nhiều điều.
Linh hoạt trong việc giáo dục: Không đứa trẻ nào giống nhau. Vì vậy cha mẹ cần có sự linh hoạt trong quá trình giáo dục đạo đức để giúp mang đến hiệu quả tốt nhất.
Liên kết giữa gia đình và nhà trường: Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp để giúp trẻ được phát triển toàn diện, được hoàn thiện bản thân và trau dồi được nhiều điều đúng.
Khuyến khích trẻ tự thể hiện mình: Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn và có can đảm để giải quyết, xử lý nhiều vấn đề bất ngờ.
Phương pháp giáo dục đạo đứ