Những bài thuốc dân gian đơn giản dành cho bé các mẹ có thể áp dụng ngay lập tức với 1 số bệnh phổ biến như cảm cúm, tiêu chảy, quai bị, rôm sảy, đau bụng…
1. Súp gà
Các nhà nghiên cứu phát hiện, hợp chất carnosine có trong súp gà giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại được bệnh cảm cúm ở giai đoạn đầu.
Nguyên liệu:
200gr thịt gà
Khoảng 5 củ khoai lang vừa – to
1 lít nước dùng gà
30g bơ
1 củ hành tây to
3 nhánh tỏi, bằm nhỏ
Bột thìa là, bột mùi, bột quế, bột ớt: mỗi loại nửa thìa cà phê.
Muối, tiêu.
Cách làm:
– Thịt gà luộc xé nhỏ
– Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành:
– Đun chảy bơ trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu.
– Lấy ra một ít, để vào một bát nhỏ riêng để khi ăn súp bạn sẽ rắc chỗ hành này lên trên.
Với chỗ hành còn lại trong nồi, bạn cho tỏi bằm vào xào cùng khoảng 1-2 phút. Trộn lẫn các loại bột ớt, bột quế, bột mùi, bột thìa là cùng chút muối tiêu, đổ vào chảo hành, đảo đều thêm khoảng 1 phút nữa.
– Thêm nước dùng gà và khoai lang đã thái miếng nhỏ:
Nếu nước dùng gà không đủ ngập lượng khoai bạn có thể thêm chút nước lọc. Cho thịt gà đã xé nhỏ, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi súp sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.
– Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.
– Múc ra bát, rắc lượng hành tây bạn để riêng lúc đầu lên trên, dùng nóng.
2.Hành ta
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được.
3. Cháo lá tía tô
Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng giúp bé yêu của bạn hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu.
Nguyên liệu:
12-30g lá tía tô tươi
6-12g củ hành tím (hoặc hành tăm)
4-10g gừng tươi
1 quả trứng gà
30-80g gạo.
Cách làm:
– Lá tía tô nên chọn lá non, thái nhỏ; củ hành đâm nhuyễn; gừng cắt sợi.
– Cho gạo vào nồi nấu cháo.
– Đợi khi gạo chín nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan, cho tía tô, hành, gừng vào quậy đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
4.Lá Húng Chanh
Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.
Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho.
5. Nước chanh mật ong
Đây là phương pháp chữa cúm đơn giản của người mà các bà, các mẹ thường áp dụng và có hiệu quả rất hữu hiệu. Khi đó,bạn đun nước sôi, tiếp đó cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun sôi, cuối cùng cho thêm chút mật ong vào là có thể dùng được.Theo các mẹ cũng như đã có nghiên cứu, mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh lại giúp nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
6. Nghệ
Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú….
7. Kinh giới
Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.
8. Nước muối
Hãy cho bé súc họng nước muối hàng ngày và vệ sinh đường thở cho bé bằng bình xịt muối biển để làm loãng và sạch chất nhầy.
9. Thoa dầu lòng bàn chân
Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực con và đỉnh đầu (ngay thóp đầu còn gọi mỏ ác).
10. Tinh dầu tỏi
Để tỏi bớt hăng, mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào bữa cháo của bé cũng có tác dụng.
11. Tắm nước gừng
Lấy 1 củ gừng rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đun sôi lên rồi pha vào nước tắm của bé, cho bé ngâm 1 lúc, nhất là phần lưng và phần ngực, rất hiệu nghiệm. Dù con uống thuốc gì, khi con cảm, ho, sổ mũi, mẹ cũng cần cho con tắm nước gừng. Bé nào khò khè nhiều sau 1 tuần là con hết hẳn khò khè.
12. Gừng
Mẹ thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.