Phương pháp Montessori là gì?
Montessori là tên phương pháp giáo dục sớm được nghiên cứu và phát triển bởi nhà giáo dục người Mỹ Maria Montessori, sáng lập vào thế kỷ 20. Năm 1907, bà bắt đầu sự nghiệp giáo dục khi được mời tổ chức một trường tại San Lorenzo, Ý. Tại khu ổ chuột này, bà đã quan sát những đứa trẻ, chúng bị cuốn hút hoàn toàn bởi các vật dụng và chất liệu để cảm nhận giác quan.
Tiến sĩ Montessori đã nghiên cứu và thiết kế để giúp trẻ cảm nhận được các giác quan và phát triển sự trợ giúp chuyên biệt dùng cho trẻ trong môi trường thích hợp. Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi bé, đảm bảo sự tôn trọng của các con. Cách giáo dục này chủ yếu áp dụng cho các bé từ 2- 6 tuổi với bản năng nhạy cảm trong các điều kiện khác nhau.
Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi bé, đảm bảo sự tôn trọng của các con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đây là phương pháp chủ yếu giáo dục trẻ bằng việc học tập qua những giáo cụ trực quan đơn giản như tranh ảnh, sơ đồ, biểu tượng… Khác với những phương pháp giáo dục truyền thống khác, mô hình này chú trọng khai thác dựa trên những tiềm năng sẵn có của trẻ.
Bên cạnh đó, phương pháp Montessori còn có những nguyên tắc giáo dục thú vị, góp phần tạo nên sự khác biệt so với các cách giáo dục thông thường.
Mục đích phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori định hướng cho mỗi đứa trẻ phát huy tối đa tiềm năng độc lập và riêng biệt của mình, mục đích của Montessori là:
Hỗ trợ trẻ trong khả năng thể chất, tinh thần để làm việc phù hợp với môi trường.
Tạo cho bé sự tự do đi đôi với trách nhiệm, từ đó giúp con sáng tạo trong môi trường an toàn, hợp tác và cộng tác.
Tạo cho các bé có ý thức tự giác, độc lập, tập trung và nhạy bén với môi trường xung quanh.
Giáo dục toàn diện cho bé, thúc đẩy phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc đồng thời phối hợp với thể chất và chuẩn bị nhận thức.
Giúp các bé có ý thức về sự gắn kết giữa con người,xây dựng và đóng góp vào thế giới chung.
Phát triển tích cực, tạo cảm giác tự tin, lành mạnh, hình thành thói quen, tập trung và chủ động, bền bỉ.
Tạo nên môi trường mà trẻ được tự do đáp ứng nhu cầu tự nhiên, làm việc và học tập.
Đánh thức trí tưởng tượng của trẻ, khuyến khích lòng tự trọng.
Giúp bé học cách quan sát, đặt câu hỏi, khám phá thế giới, theo đuổi kiến thức và các kỹ năng phù hợp.
Tạo nên một nền văn hóa nhất quán, khuyến khích niềm yêu thích học tập và vốn có của trẻ thơ.
Giáo dục toàn diện cho bé, thúc đẩy phát triển các kỹ năng xã hội. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Phương pháp Montessori phù hợp với trẻ độ tuổi nào?
Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ đến chương trình học cho bé trong giai đoạn từ sơ sinh đến THPT. Chẳng hạn như ‘Nido’ chỉ trẻ từ 2-14 tháng. ‘Một Cộng đồng Trẻ Nhỏ’ chỉ trẻ từ 1,5-3 tuổi… để có những thiết kế và giáo dục phù hợp. Phương pháp giáo dục Montessori phù hợp cho trẻ nhiều độ tuổi, cụ thể là:
Giai đoạn đầu tiên
Bé trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, bé sẽ trải qua quá trình phát triển tâm lý không ngừng. Trẻ là những cá nhân yêu thích khám phá thế giới bằng những giác quan tinh tế của mình. Từ đó, hình thành nên tính tự chủ, mang đậm nét cá nhân. Phương pháp học Montessori đã chỉ ra rằng bé đang trong thời kỳ “trí tuệ thẩm thấu và giai đoạn “nhạy cảm”.
Bé trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, bé sẽ trải qua quá trình phát triển tâm lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đây chính là thời kỳ tối ưu nhất, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh như miếng bọt biển, có thể thẩm thấu mọi thứ. Do đó, mục tiêu giáo dục thời kỳ này là cần trau dồi và tu dưỡng khát khao học tập ở bé. Đặc điểm giáo dục trong giai đoạn này là “sự bình thường hóa”, tức là không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi học tập.
Giai đoạn 2 (6-12 tuổi)
Trong giai đoạn này, Montessori đã quan sát sự thay đổi tâm sinh lý của các bé. Chẳng hạn về sinh lý, bé bắt đầu thay răng, tăng trưởng chiều cao. Về tâm lý, Montessori nhận thấy bé có xu hướng làm việc tập thể và giao tiếp theo nhóm và có trí tưởng tượng phong phú.
Dạy con theo phương pháp Montessori được đánh giá là phù hợp để giúp con hình thành tính tự lập và khôn khéo. Bên cạnh đó con có thể dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức.
Trong giai đoạn này, Montessori đã quan sát sự thay đổi tâm sinh lý của các bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Giai đoạn thiếu niên (12-18 tuổi)
Thời kỳ này bé có nhiều thay đổi về sinh lý, đặc biệt là dậy thì. Do đó, tâm lý trẻ thường không ổn định, các con gặp các vấn đề về sự tập trung và sáng tạo, đây là giai đoạn đánh dấu việc hình thành sự trưởng thành của bé.
Giai đoạn trưởng thành (từ 18-24 tuổi)
Phương pháp dạy Montessori không tập trung nghiên cứu nhiều về giai đoạn này. Bởi những giai đoạn đầu mới là tiền đề để bé phát huy tốt nhất tiềm năng của mình, từ đó góp phần ảnh hưởng trong xã hội. Montessori nhận thấy giai đoạn này, con có thể tự kiếm tiền và độc lập về tài chính. Nhưng việc học của con người là sự nghiệp theo đuổi suốt cuộc đời.
Montessori nhận thấy giai đoạn này, con có thể tự kiếm tiền và độc lập về tài chính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Như vậy, phương pháp Montessori có thể áp dụng cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng quan trọng và hiệu quả nhất chính là trong những năm đầu đời, đây là trọng điểm để bé có thể học hỏi và trau dồi nhiều thứ về thế giới xung quanh.