Hầu hết các trường hợp mắc tay chân miệng cấp độ nhẹ đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, tay chân miệng độ 3 là một trong những giai đoạn cần đặc biệt lưu tâm về mức độ nguy hiểm.
Các loại virus thường gây bệnh tay chân miệng được đặt tên là coxsackievirus a16 và enterovirus 71. Ai cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất. Căn bệnh truyền nhiễm này có xu hướng lây lan dễ dàng vào mùa hè và mùa thu.
Tay chân miệng độ 3 là một trong những giai đoạn cần đặc biệt lưu tâm về mức độ nguy hiểm - Ảnh: Theconversation
Tay chân miệng độ 3 nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng về thần kinh, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
1. Biểu hiện của tay chân miệng độ 3 là gì?
Tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ, trong đó độ 1 nhẹ nhất và nặng nhất là độ 4. Ngoài ra, tay chân miệng độ 2 là bước chuyển giao giữa mức độ bệnh nhẹ sang nguy hiểm. Và tay chân miệng độ 3 được xác định là giai đoạn bệnh có thể gây khá nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời.
Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng ban đầu là các vết loét trên da; niêm mạc miệng họng, lòng bàn tay; vết chấm đỏ hoặc mụn nước trên gối, mông của trẻ.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân tay chân miệng độ 3 sẽ có những biểu hiện dưới đây:
- Mạch nhanh, khoảng trên 170 lần/phút; đo khi trẻ không sốt và không vận động.
- Ở dấu hiệu bệnh rất nặng, bệnh nhân có thể mạch chậm.
- Toàn thân bệnh nhân lạnh hoặc khu trú, vã mồ hôi
- Chỉ số HA tăng.
- Nhịp thở bất thường, thở nhanh như có những cơn ngưng thở; thở nông; khò khè; thở bụng; rút lõm ngực; thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác.
- Tăng trương lực cơ.
2. Bệnh tay chân miệng độ 3 có nguy hiểm như thế nào?
Tay chân miệng độ 3 được đánh giá là giai đoạn vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh, nhất là bệnh nhi. Trẻ mắc tay chân miệng giai đoạn này thường để lại các biến chứng nặng về thần kinh, tim mạch và hô hấp.
Tay chân miệng độ 3 được xác định là giai đoạn bệnh có thể gây khá nhiều biến chứng - Ảnh: Vnexplorer
Các biến chứng thường gặp ở tay chân miệng độ 3 nếu không được bác sĩ can thiệp kịp thời bao gồm:
- Sưng màng xung quanh não và tủy sống (viêm màng não do vi rút)
- Sưng não (viêm não)
- Sưng cơ tim (viêm cơ tim)
- Liệt chi
Chính vì cấp độ 3 nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, do đó bệnh nhân cần được theo dõi sát sao các biểu hiện cũng như có phương án xử trí kịp thời.
3. Điều trị tay chân miệng độ 3 như thế nào là đúng?
Tay chân miệng độ 3 là cấp độ nặng của căn bệnh này, bệnh nhi sẽ được chỉ định nhập viện để điều trị nội trú. Các bác sĩ sẽ có phương án điều trị tích cực, nhằm giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy hiểm cũng như đề phòng các biến chứng xấu ảnh hưởng lâu dài.
Điều trị tay chân miệng độ 3 kịp thời giúp giảm nguy hiểm cho người bệnh - Ảnh: Dailyrecord
Phác đồ điều trị tay chân miệng độ 3 như sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được chỉ định thở oxy qua mũi; 3-6 lít/ phút. Nếu thất bại khi thở với oxy, bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt nội khí quản.
- Phenobarbital 10 – 20 mg/kg thông qua truyền tĩnh mạch; lặp lại 8-12 giờ nếu cần.
- Bệnh nhân được khuyến cáo nằm đâu cao góc 30 độ để chống phù não, hạn chế dịch; thở máy tăng thông khí giữ mức PaCO2 trong khoảng 25-35 mmHg và duy trì mức PaO2 từ 90-100 mmHg.
- Immunoglobulin (Gammaglobulin): Bệnh nhân được chỉ định 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ, sử dụng trong 2 ngày liên tục.
- Dobutamin sẽ được bác sĩ chỉ định khi suy tim; mạch > 170 lần/phút, liều đầu tiên 5μg/kg/phút truyền tĩnh mạch. Sau đó, tăng dần 1-2,5μg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; và liều tối đa 20μg/kg/phút.
Chủ động phòng ngừa tay chân miệng để tránh nguy cơ xấu cho sức khỏe trẻ em
- Milrinone truyền qua đường tĩnh mạch 0,4 μg/kg/phút; và chỉ dùng khi HA cao, trong 24-72 giờ.
- Điều chỉnh rối loạn nước, toan kiềm, điện giải và điều trị hạ đường huyết.
- Chỉ định hạ sốt tích cực cho bệnh nhân.
- Nếu có hiện tượng co giật, Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2-0,3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm; lặp lại sau 10 phút nếu vẫn còn co giật (tối đa 3 lần).
- Theo dõi mạch bệnh nhân; nhiệt độ; nhịp thở; huyết áp; tri giác; SpO2; ran phổi, mỗi 1- 2 giờ. Nếu có điều kiện, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn