Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ, trong đó tay chân miệng độ 4 là giai đoạn nặng nhất; người bệnh có thể gập nhiều biến chứng và khó có khả năng phục hồi, thậm chí có thể gây tử vong.
Do đó, nhận định sớm bệnh tay chân miệng là cách tốt nhất để tránh bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng gây nguy hiểm cho tính mạng người mắc bệnh.
1. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng độ 4
Thông thường, trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, kém ăn, đau họng hoặc mệt mỏi. Cha mẹ có thể quan sát thấy các nốt phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân; các nốt này có thể biến thành mụn nước ở tay chân, mông hoặc vùng sinh dục.
Tay chân miệng độ 4 là giai đoạn nặng nhất của căn bệnh này - Ảnh: dailynews
Nếu sốt cao khó hạ, trẻ có thể mệt mỏi nhiều và co giật. Tuy nhiên, tay chân miệng độ 4 thường có các dấu hiệu nặng hơn như:
- Bệnh nhân gặp tình trạng sốc (mạch = 0, huyết áp = 0)
- Phù phổi cấp
- Tím tái và SpO2 < 92%
- Ngưng thở và thở nấc
Tay chân miệng độ 4 là giai đoạn bệnh cực kỳ nguy hiểm, giai đoạn này rất dễ xảy ra biến chứng nếu như không được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Hướng dẫn của Bộ Y tế về cách xử trí bệnh tay chân miệng độ 4
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng cũng như vaccine ngăn ngừa bệnh. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi kĩ lưỡng những dấu hiệu của bênh, nhất là đối với các giai đoạn nặng.
Khi thấy những biểu hiện bệnh tay chân miệng độ 4 kể trên, người bệnh đang rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị nhanh chóng, tránh gây nguy cơ tử vong. Thậm chí, nên đưa người bệnh nhập viện điều trị khi bệnh tay chân miệng chuyển biến sang độ 2.
Bộ y tế về hướng xử trí đối với bệnh nhân mắc tay chân miệng độ 4 - Ảnh: newsbeezer
Dưới đây là hướng dẫn của Bộ y tế về hướng xử trí đối với bệnh nhân mắc tay chân miệng độ 4:
- Bệnh nhân được chỉ định dùng an thần Phenobarbital 5-10 MG/KG; pha trong glucose 55 TTM trong khoảng 30-60 phút.
- Biện pháp chống phù não ở người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn như sau: Để người bệnh nằm cao đầu ở góc nghiêng 30 độ, chú ý giữ cổ thẳng. Người bệnh có thể được chỉ định thở oxy, nếu phương pháp oxy không hiệu quả thì sẽ được đặt nội khí quản và áp dụng thở máy.
- Nếu người phù phổi hoặc đã có dấu hiệu phù phổi, nên để người bệnh thở máy với áp lực dương cuối kỳ thở ra >6cm nước.
- Cần lưu ý xử trí tình trạng rối loạn nước, toan kiềm và đường huyết, điện giải.
- Sử dụng Milrinone khi bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu tăng huyết áp và phù phổi.
- Về biện pháp chống sốc cho người bệnh: sử dụng biện pháp thở oxy
- Truyền cho người bệnh tay chân miệng độ 4 dịch Natri clorua 0,9% hoặc Ringer lactat 5ml/kg 15 phút; đồng thời theo dõi hướng dẫn CVP trong khoảng 15 phút mỗi lần; từ đó dựa vào đáp ứng lâm sàng để có thể điều chỉnh tốc độ dịch. Việc truyền dịch sẽ phải dừng ngay nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng phù phổi cấp.
- Theo dõi sát tĩnh mạch trung ương của người bệnh.
- Chỉ định cho người bệnh tay chân miệng độ 4 dùng Dobutamin với liều bắt đầu 5μg/kg/phút, sau đó sẽ tăng dần lên 2- 3μg/kg/phút; chu kỳ mỗi 15 phút khi đạt hiệu quả. Sử dụng liều tối đa từ 10 μG - 20μG/ kg/phút.
Đối với tình trạng suy hô hấp
- Bác sĩ sẽ có biện pháp xử trí để thông đường thở
- Nếu người bệnh khó thở hoặc rơi vào tình trạng hôn mê, nên cho người bệnh thở oxy với SPO2> 92%
- Nếu phương án thở oxy không đạt hiệu quả hoặc bệnh nhân gặp tình trạng ngưng thở, đặt nội khí quản sớm để tránh tình trạng phù não.
- Khi bệnh nhân thở máy, cần lưu ý chỉnh thông số PACO2 ở mức 90-100 mmHg và tăng thông khí giữ PACO2 từ 30-35 mmHg.
Điều trị tình trạng phù phổi cấp ở bệnh nhân tay chân miệng độ 4
- Khi bệnh nhân có dấu hiệu phù phổi cấp, ngay lập tức ngưng truyền dịch
- Bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng Dobutamin liều 5-20 μg/kg/phút.
- Cho người bệnh dùng Furosemide tiêm đường tĩnh mạch, liều lượng từ 1-2 mg/kg/lần tiêm khi gặp tình trạng quá tải dịch.
- Bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ECMO hoặc lọc máu liên tục.
- Khi HA trung bình trên 50mmHG, người bệnh được chỉ định sử dụng Immunoglobulin
- Việc sử dụng kháng sinh sẽ được chỉ định khi xuất hiện bội nhiễm cũng như các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, nước tiểu của người bệnh trong 6 giờ đầu; cứ 30 phút đọc chỉ số 1 lần.
**Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi trẻ bị tay chân miệng mà không có chỉ định của bác sĩ.