SKĐS - Khi trẻ bị ho, trẻ thường rất khó !important; chịu, biếng ăn, dễ nôn trớ. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt. Có như vậy trẻ mới mau bình phục.
Trẻ bị ho  !important;do nguyên nhân gì?
Trẻ bị ho thường do  !important;viêm đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi...
Khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp, trẻ thường bị ho (ho khan, ho có đờm) kèm theo một số biểu hiện khác như: sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, khó thở… Trẻ thường rất mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay quấy khóc…
Trẻ bị ho thường rất khó chịu, biếng ăn, dễ nôn trớ.
5 nguyê !important;n tắc dinh dưỡng khi trẻ bị ho
1. Cho trẻ ăn đủ chất
Trước tiê !important;n, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ho vẫn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc); chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...); chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật); vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi...).
2. Ưu tiê !important;n cháo, súp
Khi trẻ bị ho nê !important;n cho trẻ ăn thức ăn loãng như cháo, súp… Những món ăn này dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thức ăn khi còn ấm, ăn ngay khi vừa chế biến xong.
Trẻ cũng có thể ăn cá, cua nhưng khi bị ốm, ho, trẻ thường nhạy cảm với mùi vị, dễ bị nôn trớ. Vì vậy, nên chọn những thức ăn hàng ngày trẻ thích ăn có mùi vị dễ chịu.
Trẻ bị ho nên ăn cháo dễ tiêu và giàu dinh dưỡng.
3. Bổ sung thực phẩm  !important;tăng sức đề kháng
Chế độ ăn của trẻ bị ho cần ưu tiê !important;n những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C,E, kẽm… để tăng cường sức đề kháng. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A, E, kẽm bao gồm: thịt, sữa, lòng đỏ trứng; các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài; cải bó xôi, rau ngót, bông cải xanh...
Để bổ sung vitamin C nên sử dụng các loại rau như: rau ngót, rau dền, mồng tơi, cà chua, bắp cải, bông cải xanh; hạn chế các loại trái cây có tính axit như cam, chanh...
4. Khô !important;ng ép trẻ ăn nhiều
Trẻ bị ho thường khó !important; chịu, cổ họng có nhiều đờm nhớt nên rất dễ nôn trớ. Vì vậy, không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ bữa ăn, hoặc cách khoảng 2 tiếng cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống sữa, uống nước trái cây. Đối với trẻ còn bú cũng vậy, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu.
5. Cho trẻ uống nhiều nước
Cần cho trẻ uống nhiều nước để phò !important;ng nguy cơ mất nước do khi viêm đường hô hấp trẻ thường bị sốt. Uống nhiều nước cũng giúp làm dịu họng, loãng đờm, giảm ho hiệu quả. Nên cho trẻ uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng.
Gợi ý !important; thực đơn cho trẻ bị ho
Cha mẹ có !important; thể tham khảo gợi ý thực đơn trong ngày cho trẻ bị ho sau:
- Bữa sáng cho trẻ ăn súp thịt gà rau củ.
+ Bữa phụ (cách khoảng 2 tiếng) cho trẻ uống sữa.
- Buổi trưa cho trẻ ăn cháo thịt bò cà chua.
+ Bữa phụ cho trẻ uống sữa.
- Buổi tối ăn cháo tôm bí đỏ.
+ Bữa phụ trẻ uống thêm sữa hoặc bú mẹ.
Cháo tôm bí đỏ.
Trẻ bị ho không nên ăn gì?
Cha mẹ cần lưu ý: Không nên cho trẻ ăn thức ăn lạnh, đồ ăn chưa chín kỹ.
- Không ăn thực phẩm chế biến sẵn.
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, nhiều gia vị dễ gây kích thích họng, tăng đờm nhớt, gây đầy bụng khó tiêu… khiến các triệu chứng trầm trọng hơn, bệnh lâu khỏi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
  !important;