Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, viêm hô hấp
Viêm phế quản, viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và đặc biệt vào thời tiết giao mùa bệnh càng ngày tăng.
Tại sao viêm phế quản, viêm đường hô hấp lại cứ phải dùng kháng sinh?
Dùng kháng sinh cho các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng... đã trở thành "tôn chỉ" chỉ của không ít bà mẹ. Chị Hồng Trang (Tân Triều, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Thời tiết mới chuyển lạnh mà chị đã phải đưa con đi khám vì chứng viêm phế quản cấp. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chị không "chia sẻ" với bác sĩ rằng: "Con em quen dùng kháng sinh rồi, những lần trước cứ mỗi khi con ho hắng, khò khè là em phải cho uống khánh sinh vì không uống sẽ rất lâu khỏi. Phải bình tĩnh lắm vị bác sĩ già khám cho con chị mới không quát lên. Sau đó ông phân tích cho chị biết rằng chính thói quen lạm dụng kháng sinh của chị mà giờ đây sức đề kháng của con chị rất kém, hệ miễn dịch cũng không có nhiều "chiến binh" chống lại mầm bệnh. Đó chính là lý do tại sao cứ thay đổi thời tiết một chút là con chị lại ốm. Lúc này, chị Hồng Trang mới vớ lẽ và vô cùng hối hận.
|
Đó không phải là sai lầm của mỗi chị Hồng Trang. Rất nhiều mẹ nghĩ rằng, kháng sinh là thần dược trị dứt điểm mọi bệnh tật cho trẻ mà không biết rằng khi trẻ bị các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản… dùng kháng sinh không phải là tất cả những gì mẹ cần lựa chọn để điều trị cho con.
Không cần dùng kháng sinh mẹ vẫn vô tư chăm sóc bé, không lo viêm phế quản, viêm đường hô hấp tái phát
Theo BS Vũ Vân Anh, bác sĩ chuyên khoa nhi tại trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, viêm đường hô hấp là bệnh khá phổ biến, thường gặp, dễ điều trị nhưng dễ tái phát vì vậy bà mẹ cần chăm sóc trẻ khoa học. Những bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tận gốc sẽ thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Bởi viêm phế quản có rất nhiều nguyên nhân như hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá và bụi bẩn, dị ứng thời tiết nên nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ cho đường hô hấp của trẻ sạch sẽ, giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch đường thở nghĩa là giúp trẻ tống dị vật, đàm nhớt ra đường thở để trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẫn, và điều này sẽ được bác sĩ đánh giá và chỉ định.
Đối với những trường hợp viêm phế quản cấp tính do virus có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày nếu được chăm sóc tốt. Nhiều người nghĩ rằng viêm phế quản là do một loại virus gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh mới khỏi, nhưng việc dùng kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.
ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày, để giúp bé loãng đờm, không bị tắc nghẽn sung huyết. Luôn sạch sẽ không khí trong nhà để bé dễ chịu.
Luôn giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ bằng cách rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống để loại trừ virus khỏi bàn tay; Hạn chế đưa bé đến những nơi có mầm bệnh hoặc khả năng lây nhiễm bệnh cao; Khi đưa bé ra ngoài, nếu trời lạnh cần giữ ấm cho bé, và phải che chắn cẩn thận để bé không ít phải nhiều khói bụi... Những cách đơn giản này cũng sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn.
Nếu bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, cần cho bé mặc đồ thoáng mát, thoáng mồ hôi, không nên ủ kín bé hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp. Nếu bé sốt nhẹ chỉ cần cho bé lau người bằng nước ấm để hạ nhiệt, bé sốt cao trên 38,5 độ thì có thể cho bé uống thuốc hạ sốt.
Khi trẻ bệnh không nên ép trẻ ăn, chỉ cần cho uống nước nhiều, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, như súp, nước cháo, nếu trẻ đòi ăn nữa có nghĩa là cháu bắt đầu hồi phục bệnh. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo (giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh, ưu tiên bồi dưỡng cho trẻ) để tránh tái phát bệnh.
Có thể dùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe cho bé có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, "chặn đứng" viêm hô hấp, hỗ trợ điều trị đờm, ho, khò khè, khó thở; giảm tái phát viêm phế quản và viêm hô hấp trẻ em...