Tại sao trẻ ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón?
“Tại sao con tôi thường xuyên bị táo bón dù vẫn ăn rau đầy đủ?” chắc hẳn là thắc mắc của không ít phụ huynh khi chăm sóc con nhỏ. Có lẽ mẹ chưa biết, dù đã ăn rau, trẻ vẫn có nguy cơ bị táo bón do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc do trẻ sử dụng một số thuốc hay bị một số bệnh.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất giải thích tại sao trẻ đã ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón.
1. Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng là cơ sở tốt nhất để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh xa khỏi táo bón. Khi trẻ đã ăn đủ rau mà tình trạng táo bón vẫn xảy ra, mẹ nên nghĩ đến những thủ phạm gây táo bón khác như do thực phẩm chế biến sẵn, sữa, đồ ngọt,… Hầu hết những trẻ bị táo bón đều uống ít nước, mẹ cần tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày cho trẻ.
Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống – chẳng hạn như khi trẻ chuyển từ sữa mẹ, sữa công thức sang sữa bò hoặc giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng có thể gây xáo trộn đối với hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến táo bón.
2. Lười đi vệ sinh
Các khảo sát gần đây chỉ ra trẻ 2 tuổi thích chơi đồ chơi hơn là đi vệ sinh. Một số trẻ thậm chí còn cảm thấy sợ phải dùng bô hay bồn cầu, đặc biệt là ở nhà vệ sinh công cộng. Một số trẻ mới biết đi còn có dấu hiệu chống đối với việc đi vệ sinh.
3. Sợ đi vệ sinh
Trẻ nhỏ bị táo bón thường phải chịu nhiều đau đớn khi đi vệ sinh. Điều này tạo nên tâm lý sợ đi vệ sinh ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ càng không chịu đi vệ sinh, tình trạng táo bón sẽ càng thêm nặng. Phân tích tụ lâu ngày khô và cứng, dẫn đến việc đi tiêu khó khăn và đau đớn hơn.
4. Lười vận động thể chất
Tập thể dục hàng ngày giúp làm tăng các cơn co thắt của thành ruột, từ đó khiến cho các chất được lưu chuyển qua đường ruột một cách dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ thức ăn bị tích tụ lại ở đại tràng gây táo bón. Nhờ vậy, việc tiêu hóa của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi hơn và tránh được nguy cơ trẻ bị táo bón hiệu quả.
5. Bệnh lý
Một số bệnh lý khiến trẻ thay đổi khẩu vị như cảm cúm, mọc răng, mệt mỏi,… có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, dẫn đến táo bón.
Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, những trẻ từng phẫu thuật ruột, hậu môn hoặc trực tràng có thể bị táo bón mạn tính. Bại não và các rối loạn hệ thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vệ sinh của trẻ.
6. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như giảm đau, dị ứng hoặc các chất bổ sung như sắt, canxi có thể dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, mẹ có thể yên tâm khi cho trẻ dùng sữa công thức vì liều lượng sắt, canxi thấp trong sữa bột sẽ không gây táo bón.
Trẻ thường xuyên bị táo bón, cha mẹ nên làm gì?
Để phòng ngừa và giảm tình trạng táo bón cho trẻ hiệu quả, ngoài việc cho trẻ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, vận động thể chất hợp lý, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ tự nhiên và men vi sinh cho trẻ.
Chất xơ là phần không thể tiêu hóa của thực phẩm từ thực vật nhưng thường bị xem là thành phần không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ, là “chìa khóa vàng” giúp trẻ hết táo bón và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu các dưỡng chất tốt nhất.
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, Synergy 1 là hỗn hợp 2 chất xơ hòa tan Inulin và FOS với tỉ lệ 1:1. Đây là những chất xơ hoà tan nổi tiếng trong y học với tác dụng phòng ngừa táo bón ở trẻ, và được chiết xuất từ rễ củ của cây rau diếp xoăn – một loại cây chứa hàm lượng chất xơ cao nhất trong tự nhiên. Synergy 1 giúp xử trí táo bón ở trẻ bằng cách hút nước và trương nở tạo hệ gel nhớt làm tăng thể tích phân và kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Hơn thế nữa, loại gel này làm chậm lại quá trình tiêu hóa và do đó quá trình hấp thụ thức ăn được thực hiện triệt để. Synergy 1 còn hỗ trợ hấp thu các chất độc có trong hệ tiêu hóa, chúng giúp các phản ứng trao đổi chất dễ dàng được thực hiện.
Ngoài ra, hỗn hợp chất xơ này khi ở trong ruột già còn được các vi khuẩn có lợi lên men sử dụng làm thức ăn, do đó thúc đẩy sự phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, quá trình lên men này sản sinh ra các sản phẩm là các acid béo chuỗi ngắn (SCFA), giúp làm tăng hấp thu canxi cũng như các khoáng chất ở đường tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ.