Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, hầu như bé nào cũng từng mắc ít nhất một lần. Tiêu chảy kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí là tử vong ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có kiến thức để phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này cho bé.
I. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao trong đó có tiêu chảy là bệnh hay gặp nhất, do hệ thống miễn dịch yếu dễ bị các tác nhân vi khuẩn virus tấn công gây nhiễm trùng đường ruôt gây tiêu chảy ở trẻ. Theo đó để nuôi con nhỏ an toàn tốt hơn thì mẹ nên tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ như:
– Dinh dưỡng không hợp lý: Thức ăn nước uống đúng cách không chỉ giúp trẻ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy xảy ra. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy thường là do chế độ ăn ít chất sơ, bổ xung ít rau củ quả và cho trẻ ăn nhiều đồ tanh, chất béo…
– Vệ sinh kém: Việc vui chơi sẽ giúp trẻ thúc đẩy hoàn thiện trí não của bé, tuy nhiên vui chơi khó lòng tránh khỏi việc trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus bám vào tay chân cơ thể. Nếu như vệ sinh không đúng cách thì trẻ dễ bị nhiễm khuẩn gây nên tiêu chảy ở trẻ em.
II. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Những biểu hiện khác lạ làm trẻ dễ mắc phải bệnh tiêu chảy như:
+ Trẻ bị đau bụng
+ Vã mồ hôi thành từng hạt
+ Sốt cao, kèm theo khát nước
+ Đi ngoài phân lỏng
+ Đại tiện không kiểm soát
+ Đại tiện nhiều lần trong ngày.
Các triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em trên nếu như không được điều trị kịp thời thì có khả năng cao trẻ bị tử vong do mất nước quá nhiều, cộng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cao.
III. Điều trị tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ có biểu hiện của bệnh thì nên áp dụng một số cách chữa tiêu chảy tại nhà cho trẻ như sau: bổ xung nước ngay cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi, bổ xung rau xanh thực phẩm có nhiều chất xơ giúp tạo phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tiêu chảy. Một số trường hợp nặng do mất nước quá nhiều trẻ có thể được truyền nước, bổ xung nước điện giản và dung một số loại thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ sao cho phù hợp với độ tuổi mắc bệnh, nhằm phòng ngừa những tác hại nguy hiểm của thuốc có thể gây ra.
IV. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé
1. Chế độ ăn uống
Nếu tiêu chảy do trẻ ăn thức ăn mới hoặc do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ. Tốt nhất, để phòng ngừa nên cho trẻ ăn từng ít một để cơ thể quen dần rồi sau đó mới tăng dần lượng thức ăn lên. Nếu để thức ăn ở môi trường vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển thì nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.
Trong bữa ăn hàng ngày nên tăng cường chất lượng bữa ăn nhiều đạm và giàu năng lượng cho bé vì ăn nhiều giúp bé đi tiêu nhiều đồng thời mau hồi phục lại sức khỏe.
Nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics (sữa chua): Trong ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vì khuẩn tốt và xấu. Vi khuẩn có lợi củng cố hệ miễn dịch, giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt – xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng ít bao gồm vi khuẩn có lợi.
2. Tránh vi khuẩn và vật ký sinh
Tiêu chảy do vi khuản và vật ký sinh trong thức ăn và nước uống gây ra. Chúng thường xuất hiện ở nguồn nước không hợp vệ sinh, miếng thịt còn mảng hồng.. Do đó cần sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh, chế biến thức ăn đảm bảo an toàn để tránh vi khuẩn hoặc vi sinh vật tấn công.
Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.
3. Văcxin phòng bệnh do virus rota
Virus rota là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy. Loại virus này gây trục trặc ở đường ruột, làm bé mất nước và dễ phải nhập viện do mất nước. Một loại văcxin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.
4. Giữ gìn vệ sinh
Hiện tượng nhiễm trùng đường ruột thường do ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh, uống nguồn nước bẩn. Vì vậy, cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống
Cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.
Nếu trẻ đang bú bình cần rửa sạch bình sữa, núm vú rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.
Giữ gìn sạch sẽ nhà vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường, nhất là làm bẩn nguồn nước, lây lan bệnh tạo thành dịch.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiêu. Người lớn trước khi chuẩn bị bữa ăn cũng nên rửa tay sạch sẽ.
Khi chế biến hoặc dọn bàn ăn cần che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng. Vi khuẩn gây bệnh bám vào chân ruồi, sẽ lan qua thức ăn khi ruồi bu vào thức ăn. Vì thế, không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để nguội lạnh hay nhiễm bẩn.
Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy bé cách giữ vệ sinh
Khi có hiện tượng tiêu chảy ở trẻ nên cho trẻ uống nhiều nước và bù chất điện giải. Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh trẻ bị nôn và đi tiêu nhiều. Nếu trẻ bị nặng như: mắt trũng sâu, môi khô, sức khoẻ yếu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ.
Khi bị tiêu chảy,cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo để dễ tiêu hoá và hấp thụ…