CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SỐT TẠI NHÀ TRÁNH CO GIẬT
Trẻ em sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh, mỗi khi bị bệnh đều có tình trạng sốt, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến co giật ảnh hưởng đến trí não của trẻ. Khi trẻ bị sốt ngoài việc cho bé uống thuốc hạ sốt thì cách chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào, dinh dưỡng cho trẻ bị sốt mau hồi phục,….cũng là vấn đề mà các mẹ nên quan tâm.
1. Có nên tắm cho trẻ đang bị sốt?
Theo quan niệm của nhiều người, khi trẻ bị ốm, sốt thì không nên tắm. Nhưng theo các bác sĩ, nếu được tắm đúng cách còn góp phần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả. Ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt cách 4-6 giờ, bố mẹ còn có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm an toàn, đúng kỹ thuật.
Cách tắm đúng như sau:
- Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu.
- Nhiệt độ của nước tắm thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và cần phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ.
- Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.
- Nếu không đảm bảo có thể tắm đúng kỹ thuật nêu trên, thì tốt nhất bạn không nên tắm cho trẻ khi sốt, mà chỉ cần lau người và các khu vực: nách, cổ, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.
Trường hợp không nên tắm cho trẻ bị sốt?
Khi bé vừa tiêm phòng xong hoặc cơ thể bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì khi đó da đang bị tổn thương, tắm cho trẻ rất dễ gây nhiễm trùng tại vết thương đó.
Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người.
Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.
Chia sẻ kinh nghiệm tắm khi con bị sốt
Sau khi đưa con đi bệnh viện khám vì bị sốt, vợ chồng mình đã được bác sĩ tư vấn cho các tắm đúng khi bé bị sốt. Mình chia sẻ để các mẹ cùng biết nhé!
Đối với trẻ nhỏ, có vô vàn lý do khiến trẻ sốt: sốt mọc răng, sốt do viêm họng, sốt virút, sốt do bệnh tay chân miệng… Cho dù lý do là gì đi nữa các bà mẹ cũng sẽ vô cùng lo lắng, nếu ta xử lý không kịp, để trẻ sốt cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, tai biến thật khó lường.
Trước kia khi không hiểu biết, mọi người thường nói với mình rằng nếu em bé bị sốt cao, đem đến bệnh viện Nhi Đồng thì người ta sẽ lột trần truồng em bé, cho nằm chơ vơ trong phòng lạnh hoặc đem nhúng vào bồn nước. Nếu chỉ có nghe đến đó thôi thì khó có bà mẹ nào dám đưa con đến bệnh viện vì xót con, vì e ngại sau khi hết sốt phải lo đến chữa bệnh sổ mũi và ho cho bé. Sau khi tìm hiểu kỹ càng và được bác sỹ khám bệnh cho em bé tư vấn thêm, mình xin được chia sẻ phương pháp tắm này:
Khi bé sốt bạn sẽ được khuyên cho bé uống thuốc cứ cách nhau 4-6 giờ. Tuy nhiên, không phải khi nào uống thuốc xong bé cũng hết sốt ngay. Tắm đúng nhằm mục đích hạ sốt cho não bé, giúp nhiệt độ cơ thể bé hạ bớt vì để cao quá não bé sẽ bị ảnh hưởng.
Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.
Trong bệnh viện Nhi Đồng, nếu hiểu rõ bạn cũng sẽ an tâm khi thấy con mình được bác sĩ tắm khi bị sốt. Chắc chắn đó không phải là hành động “nhúng nước” như mọi người hay bàn tán.
Ngoài ra còn 1 kỹ thuật nữa mà bác sĩ nhắc vợ chồng mình khi bé bị sốt là hãy cho bé vào trong phòng máy lạnh nếu bé quá sốt. Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng được mát (thấp nhất là 20 độ). Có thể cởi trần bé, vì cơ thể bé đang sốt cho nên bạn an tâm, bé sẽ không bị lạnh đâu.
Ngoài ra theo các bác sĩ thì các mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, nên lau mát cơ thể bé thường xuyên (đắp trán, lau vùng nách, bẹn). Nếu bình tĩnh xử lý, cùng với thuốc mà bác sĩ kê đơn em bé sẽ tốt hơn nhiều.
2. Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
Bên cạnh sốt do mọc răng, virus… thì thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều, trong đó ngấm mưa là một trong những nguyên nhân gây nên những cơm sốt cho trẻ.
Tuy nhiên, trẻ bị sốt với những nguyên nhân nào thì việc chăm sóc trẻ thật tốt là điều hết sức cần thiết. Trước khi đưa trẻ đi viện, trẻ sốt nhẹ, hay chưa nghiêm trọng đến mức đi viện thì phụ huynh cần phải nắm được những yêu cầu chăm sóc cho trẻ tại nhà để trẻ nhanh chóng hạ cơn sốt.
Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36 đến 37,3 độ. Để biết trẻ sốt bình thường hay sốt nặng, việc đầu tiên là phải xác định thân nhiệt của trẻ. Trẻ có nhiệt độ trên 38 độ (đo nhiệt độ hậu môn hoặc ở tai là chính xác , nếu đo ở nách thì cộng thêm 0,5 độ) được coi là bị sốt. Thân nhiệt từ 39 đến 40 độ C được coi là trẻ đang trong tình trạng sốt cao, trên 40,5 độ thì phải đưa trẻ đi cấp cứu gấp.
Dùng thuốc hạ sốt là một trong các yêu cầu cấp bách tại gia đình. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng tuy nhiên cũng cần đặc biệt cần lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Một số lý do cho thấy việc dùng thuốc hạ sốt là hành động hết sức cần thiết, cụ thể: sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em. Vì thế chúng ta cần nhanh chóng hạ sốt ngay khi có nguy cơ sốt sẽ lên quá cao. Một lý do nữa đó là thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra phản ứng đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, việc chuẩn bị sẵn trong nhà những thuốc này là việc hết sức cần thiết.
Để việc sử dụng thuốc hạ sốt được an toàn và đúng cách, bạn phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như: khi trong gia đình có người sốt từ 39 độ C thì bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C thì bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thuốc không có tác dụng hạ sốt. Do đó, trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Và đặc biệt không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.
Đặc biệt, bạn cần lưu ý không được dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Do đó, khi có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, khi trẻ vừa bị sốt, bạn cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau nhằm giúp thân nhiệt của trẻ được giảm bớt:
- Tìm nơi thoáng mát để trẻ nằm;
- Nới rộng quần áo của trẻ, không ủ cho trẻ bằng các loại chăn hay gối;
- Sau khi cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát thì các mẹ sẽ hạ sốt cho trẻ. Hạ sốt cho trẻ có thể bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt.
- Thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ. Tuy nhiên, bạn hãy tìm mọi cách hạ sốt cho con trước khi cần dùng đến thuốc, như lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… bằng nước ấm ở nơi kín gió, không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng.
- Chỉ nên cho trẻ uống nước mát và ăn thức ăn lỏng, mềm để giúp trẻ ăn nhiều hơn và dễ hấp thu hơn, trong đó các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam.
- Chú ý, không chườm cho trẻ bằng nước lạnh, nước đá, xoa dầu gió, nước lạnh chỉ khiến nhiệt độ tăng cao và làm bé ớn lạnh, mà nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, do hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt da nên sẽ khiến bé mát và hạ được nhiệt độ.
- Ngoài ra, cũng không nên xoa bóp cho bé với rượu (cồn) bởi vì rượu có thể gây ngộ độc. Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Nếu trẻ còn bú, các mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường và cho trẻ uống nhiều nước thường xuyên.
- Nếu trẻ không uống được, dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng trẻ liên tục để niêm mạc môi miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước.
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ theo hình thức khuyến khích.
Ngoài ra, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt cần đưa bé đi khám ngay. Với bé lớn hơn thì sốt cao cũng nên đưa bé đi khám gấp. Trong trường hợp bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.
3. Bé sốt mọc răng phải làm sao?
Trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ rất đau đớn và có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ. Đây thực sự là giai đoạn khó khăn của bé, vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này?
Sốt mọc răng là gì?
Bé sốt do mọc răng thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: bé chảy nhiều dãi, thích kéo tai; bé ngứa răng nên thích “gặm” tay mẹ hoặc nhai những đồ vật khác; lợi bé có biểu hiện sưng đỏ; bé sốt theo từng cơn, Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn..… Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn. Nhiều trường hợp, bé sốt là do mắc chứng bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng.
Để biết chắc bé sốt có phải là do mọc răng hay không, nên đưa bé đi khám. Nhiều trường hợp, người mẹ có thể nhẫm lẫn giữa tình trạng sốt mọc răng và sốt do những nguyên nhân khác.
Chăm sóc trẻ sốt do mọc răng
Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).
Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…
4. Xử trí khi trẻ bị sốt cao gây co giật
Co giật do sốt cao là một rối loạn co giật thường gặp nhất ở trẻ, lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt hay gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên. Đây là một loại co giật lành tính và hầu hết không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lý thuyết 4 hậu quả có hại có thể xảy ra sau co giật do sốt cao đơn thuần là: giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ bị động kinh, nguy cơ tái phát co giật do sốt cao và tử vong.
Khi trẻ bị co giật tại nhà, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh thực hiện tuần tự những điều sau đây:
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi bé đang co giật.
- Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
- Cởi bỏ bớt quần áo trẻ khi trẻ đang sốt, dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên vùng nách và bẹn nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn nếu có thể.
- Khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Những điều không được làm khi trẻ bị sốt cao co giật tại nhà:
- Không được ngăn cơn giật của trẻ bằng cách hạn chế cử động của trẻ như bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng.
- Không dùng vật cứng để ngáng miệng trẻ (sợ trẻ sẽ cắn vào lưỡi), nhưng thực tế trẻ rất ít khi cắn vào lưỡi trong cơn co giật.
- Không nặn, vắt chanh hoặc cho bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ (kể cả thuốc hạ nhiệt) khi trẻ đang trong cơn giật vì có thể gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
- Không quấn trẻ quá kín, không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ.
- Không lau mát bằng nước đá hoặc bằng rượu vì có thể gây ngộ độc.
- Tránh những quan niệm sai lầm như khi trẻ đang co giật thì cha mẹ bỏ đi nơi khác hoặc không được nhìn trẻ mà để một người khác canh chừng trẻ.