Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục sớm được áp dụng cho trẻ mầm non từ 0-6 tuổi thành công tại nhiều nơi trên Thế giới. Phương pháp này bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam những năm gần đây và mang đến những dấu hiệu tích cực. Nhiều trường mầm non trên cả nước đã và đang áp dụng hiệu quả mô hình giáo dục trẻ theo các phương pháp giáo dục sớm, trong đó Montessori được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng.Vậy tại sao phương pháp giáo dục sớm này lại có sức hút kỳ lạ và đem lại hiệu quả đến vậy. Để tìm hiểu vấn đề này, trước hết chúng ta phải hiểu tại sao phương pháp này lại có tác dụng với trẻ, và điều đầu tiên chúng ta cần làm là khám phá sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm đầu đời nhé.
Khám phá sự phát triển của não bộ trẻ trong 6 năm đầu đời:
Thời thơ ấu là khoảng thời kỳ “vàng” cho sự phát triển não bộ. Từ khi sinh ra, trẻ đã có khoảng một tỷ tế bào thần kinh trong bộ não của mình – bằng với số ngôi sao trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Mỗi dây thần kinh não có nhiều chi nhánh kết nối với các chi nhánh của các dây thần kinh khác. Các kết nối thần kinh có thể có trong não bộ của trẻ nhỏ là hàng nghìn tỉ.
Khi trẻ đang suy nghĩ, đang mơ, đang hoạt động… thì sẽ có những kết nối mới giữa các dây thần kinh não được mở. Mỗi năm trong giai đoạn 6 năm đầu tiên, một đứa trẻ mở ra khoảng 700 đường thần kinh não.
Bộ não trẻ rất dễ thay và đang thay đổi hàng ngày. Khi trẻ tập hợp những kinh nghiệm, những kết nối thần kinh trên não được tăng cường và củng cố.
Chúng trở thành “đường siêu cao tốc” cho hoạt động của não. Và tích lũy dần dần, những kết nối thần kinh sẽ tạo nên cấu trúc bộ não – một mạng lưới các kênh thần kinh quan trọng bên trong bộ não của trẻ.
Nền tảng cấu trúc bộ não mà chúng ta sử dụng cho cuộc sống được hình thành trong sáu năm đầu tiên.
Bước sang tuổi thứ 6, một quá trình khác bắt đầu thực hiện trên bộ não của trẻ. Khi đó, các kết nối thần kinh chưa được thiết lập và mở ra sẽ bắt đầu bị loại bỏ dần, quá trình này gọi là quá trình cắt tỉa – lược bỏ đi.
Não của chúng ta sẽ sử dụng được linh hoạt, có khả năng thích ứng và thay đổi trong suốt cả cuộc đời.
Chính vì vậy, theo phân tích trên, chúng ta có thể hiểu rằng trong khoảng thời gian 6 năm đầu đời, sau đó quá trình này vẫn xảy ra những vô cùng chậm, những dây thần kinh não được mở ra nhanh chóng một cách hoàn toàn tự do, chúng ta đã sử dụng chủ yếu chúng cho cả cuộc đời mình.
Do đó, chỉ có vài năm vàng để cho trẻ phát triển kiến trúc não tốt nhất, bố mẹ và thầy cô nên tận dụng thời điểm này.
Các hoạt động cao cấp được điều hành bởi não bộ như:
• Tập trung sự chú ý và lọc ra những phiền nhiễu
• Kiểm soát xung động của bản thân
• Ra quyết định
• Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
• Đa nhiệm
Trên đây là những hoạt động liên quan được thực hiện bởi chức năng điều hành của não bộ. Những năm đầu đời là thời gian đặc biệt quan trọng đến sự hình thành khả năng điều khiển của não bộ.
Trong giai đoạn vàng của trẻ, não bộ phát triển theo hai giai đoạn 0-3 tuổi và 3-6 tuổi. Với mỗi giai đoạn cần có các biện pháp giáo dục khác nhau, đặc diểm nổi bật trong lĩnh vực liên quan tới tổ chức, lập kế hoạch và rèn luyện sự tập trung – đây là ba hoạt động được tập trung nhiều theo phương pháp Montessori.
Dựa trên những nghiên cứu phân tích sự phát triển của não bộ trẻ, phương pháp giáo dục Montessori ra đời với những bài học tác động trực tiếp theo từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của trẻ. Các hoạt động Montessori kích thích tiềm năng của trẻ, kích thích sự tập trung, mong muốn, hứng thú làm việc và nhận thức đa giác quan, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của não bộ.
Áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori qua những bài học và thực hành từ sớm khác cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển cấu trúc não bộ tốt hơn.
Điều kiện của môi trường trong những năm đầu đời và những bài học thích hợp ở đúng giai đoạn phát triển là rất quan trọng trong việc xác định cấu trúc của não bộ mạnh hay yếu.