TÁC DỤNG CỦA ĐỒ CHƠI TRẺ EM ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ
Không ai có thể phù nhận được vai trò của các loại đồ chơi trẻ em đối với quá trình phát triển của bé. Vui chơi không chỉ là nhu cầu tự nhiên của trẻ mà còn là con đường để bé tăng cường thể chất, mở rộng thế giới quan, nhận biết và biểu lộ cảm xúc, hòa nhập cộng đồng tốt và trí thông minh của trẻ cũng được tăng cường.
Không ai có thể phù nhận được vai trò của các loại đồ chơi trẻ em đối với quá trình phát triển của bé. Vui chơi không chỉ là nhu cầu tự nhiên của trẻ mà còn là con đường để bé tăng cường thể chất, mở rộng thế giới quan, nhận biết và biểu lộ cảm xúc, hòa nhập cộng đồng tốt và trí thông minh của trẻ cũng được tăng cường.
- Tăng cường phát triển thể chất
Chức năng đầu tiên của đồ chơi đó là tính giải trí nhưng điều này không có nghĩa chỉ là để bé vui chơi đơn thuần. Hiện nay, các đồ chơi vận động ngoài chức năng giải trí thì tác dụng rất quan trọng của đồ chơi này chính là phát triển thể lực cho trẻ. Mẹ nên cho bé tham gia các trò chơi chay nhảy, bóng đá, bơi lội, đi xe đạp… đây là một trong những trò chơi tốt cho sự vận động của trẻ và cũng được rất nhiều trẻ yêu thích. Tùy thuộc vào thể lực và khả năng thực tế mà mẹ chọn cho bé những đồ chơi trẻ em, trò chơi thể thao phù hợp để bé vui chơi và khỏe mạnh hơn
2. Đồ chơi giúp bé gia nhập cộng đồng, biểu lộ cảm xúc tốt hơn
Càng lớn lên, các bé sẽ càng gia tăng nhu cầu giao tiếp và không còn thích các hoạt động vui chơi học tập đơn lẻ. Do đó, khi vui chơi với các món đồ chơi trẻ em, các bé sẽ bắt đầu thiết lập các mỗi quan hệ xã hội, cùng đoàn kết chia sẻ đồ chơi và cách chơi cùng từng món đồ chơi. Thậm chí các bé có thể phân vai và sắp xếp các nhiệm vụ cho từng người khi tham gia một trò chơi tập thể như: bán đồ hàng tại các cửa hàng tạp hóa. Bé sẽ vận dụng những điều tiếp thu được từ cuộc sống bé quan sát được để đưa vào cuộc chơi. Qua đó, các bé học cách giải quyết vấn đề, thỏa hiệp, hợp tác, đồng ý, tha thứ, và lựa chọn như những gì diễn ra trong một xã một xã hội thực thụ. Cuộc vui chơi “giả tưởng” cũng sẽ giúp các bé học cách biểu lộ cảm xúc, vui buồn, đồng ý hoặc đưa ra ý kiến riêng của mình một cách quyết đoán hơn. Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi với bạn bè yêu cầu các bé phải giao tiếp nến bé sẽ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Các bé sẽ học hỏi lẫn nhau những ngôn ngữ mới từ ngôn ngữ nói cho tới ngôn ngữ hình thể.
3. Đồ chơi giúp bé có cơ hội gia tăng phát triển trí tuệ
Phát triển trí tuệ cho trẻ là một trong những chức năng quan trong cần phải có của đồ chơi. Khi vui chơi bé sẽ bắt đầu làm quen với các khái niệm, kiến thức mới. Ví dụ: khi bé chơi các loại đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi xếp khối, lắp ráp… các bé sẽ bẳng đầu học làm quen với màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh hay cả kết cấu của đồ chơi… Với mỗi loại đồ chơi khác nhau các bé sẽ có những thử thách khám phá khác nhau để kích thích bé tư duy giải đố. Một món đồ chơi xếp hình, lắp ráp, đồ chơi toán học… sẽ giúp bé thêm cách chơi, nhận biết đặc điểm của các sự vật, hiện tượng xung quanh… bé sẽ tự tin, háo hức chấp nhận nhiều thử tách khó hơn. Vì vậy chơi đồ chơi sẽ mang đến những cơ hội cho bé phát triển trí tưởng tượng…
4. Tạo cho bé có cơ hội tốt để rèn luyện sự khéo léo, cần thận
Những bài học hay trò chơi nghệ thuật như vẽ, tô màu, lắp ghép đồ vật sẽ giúp bé phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng quan sát linh hoạt và đôi tay khéo léo, cùng tính cách cẩn thận của bé khi vui chơi cũng như làm bất cứ công việc gì sau này. Do đó, chúng sẽ giúp bé nhanh hoàn thiện các kỹ năng cơ bản và có ích cho hoạt động cá nhân của bé như: viết, ăn uống và mặc đồ, học tập, đi lại…