Đề tài: Thơ “Trung thu đến”
Chủ đề: Trung thu
Loại tiết: Trẻ chưa biết
Đối tượng: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
Người thực hiện: Trương Thu Hiền
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Thơ “Trung thu đến”
Chủ đề: Trung thu
Loại tiết: Trẻ chưa biết
Đối tượng: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
Người thực hiện: Trương Thu Hiền
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bạn nhỏ ngồi trò chuyện với mẹ về ngày trung thu dưới đêm trăng tròn.
- Trẻ hiểu một số từ khó trong bài thơ: ngẩn ngơ, mỉm cười, tròn xoe, khẽ nói.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha của bài thơ.
- Biết đọc ngắt giọng khi đọc thơ.
- Biết trả lời câu hỏi và bộc lộ cảm xúc khi nghe, khi đọc thơ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động giờ học.
- Giáo dục: trẻ biết yêu thiên nhiên, biết giữ gìn đồ vật và không chạy nhảy lung tung ở nơi đông người.
II. Chuẩn bị:
1. Địa hình:
- Trẻ ngồi hình chữ U trên ghế trong lớp.
2. Đồ dùng:
- Power point thơ “Trung thu đến”
- Nhạc bài hát: Đêm trung thu
II. Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ hát bài hát: Đêm trung thu
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nói đến ngày gì?
- Vào ngày trung thu thì sẽ có những hoạt động gì?
- Hôm nay cô và các con cùng học bài thơ “Trung thu đến”
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ, điệu bộ
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Cô đọc lần 2 kết hợp với hình ảnh minh họa
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
* Đọc trích dẫn và đàm thoại
Đêm nay trăng sáng hơn gương
- Ông trăng trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
- Các con ạ, tác giả đã miêu tả trăng sáng hơn gương. Trăng đêm rằng rất tròn, to và sáng.
Đêm nay trăng sáng hơn gương
Trời trong, gió mát, bé ngồi ngẩn ngơ
Bé ngồi bé ngắm ông trăng
Mỉm cười hỏi mẹ trăng sao lại tròn?
- Mẹ và bé cùng ngồi trò chuyện trong khung cảnh như thế nào?
- Các con ạ, mẹ và bé cùng trò chuyện trong khung cảnh dưới buổi đêm trăng tròn, trời trong gió mát.
- Giải thích từ khó:
“Ngẩn ngơ” - là bạn nhỏ ngắm ông trăng như không còn chú ý gì đến xung quanh nữa.
“Mỉm cười” là bạn nhỏ cười hé miệng và không thành tiếng.
Mẹ cười và bảo bé rằng
Trăng tròn vì độ trung thu đến rồi.
- Bạn nhỏ hỏi mẹ được làm gì khi trung thu đến?
- Các con ạ: Vào ngày tết trung thu, mọi người thường làm mâm cỗ trung thu gồm bánh dẻo, bánh nướng và các loại hoa quả cắt tỉa công phu với nhiều hình dáng khác nhau, xung quanh trang trí thêm các loại bánh kẹo khác và đèn ông sao, đèn lồng. Múa lân là hình ảnh tiếng trống rộn rã hòa cùng ánh đèn trung thu với hình ảnh con lân nhảy múa theo nhịp điệu cùng ông địa đi khắp phố phường, làm khuấy động, tạo không khí vui tươi, ấm cúng.
Mẹ nhìn mắt bé tròn xoe
Gật đầu khẽ nói đúng rồi con yêu
- Mẹ đã hành động ra sao khi nghe bạn nhỏ hỏi?
- Các con ạ, mẹ đã nhìn bé, gật đầu và khẽ trả lời
- Giải thích từ khó: “Tròn xoe, khẽ nói” - bạn nhỏ rất háo hức về ngày tết trung thu, đôi mắt tròn xoe mở to có vẻ ngạc nhiên và mẹ đã rất âu yếm khi nhìn vào đôi mắt đó và nói nhỏ nhẹ.
Bé vui bé thích trung thu
Được mẹ cho bánh, được chơi lồng đèn
- Ngày tết trung thu bé có tình cảm như thế nào?
- Các con ạ, mỗi dịp trung thu đến, em bé rất vui và thích thú đấy.
* Hoạt động 2: Đọc thơ diễn cảm
- Bây giờ chúng mình cùng thi đua đọc thật diễn cảm bài thơ này nhé.
- Cả lớp đọc cùng cô 1 lần.
- Từng tổ đọc. Con có nhận xét gì về tổ 1?
( Cô sửa sai cho trẻ nếu có)
- Nhóm trẻ đọc tương ứng với nội dung tranh.
- 1 trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
- Cả lớp đọc 1 lần.
3. Kết thúc:
- Nhận xét buổi học
- Chuyển hoạt động
- Trẻ lắng nghe