Bạch hầu được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B trong thang đánh giá mức độ nguy hiểm của nhóm bệnh truyền nhiễm, tức là những bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng.
Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ phát tán vi khuẩn ra môi trường. Người khác hít phải vi khuẩn nếu không có miễn dịch sẽ lây bệnh. Để phòng bệnh, trước tiên cha mẹ phải cho trẻ chích ngừa đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng thời gian, đội tuổi. Phụ huynh cũng nên kiểm tra con mình đã tiêm mũi nhắc lại đủ chưa để tiêm bổ sung.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, khu vực ẩm thấp, đông người ở chung. Trong môi trường trường học, nếu xuất hiện em nào bị đau họng, chảy nước mũi có máu thì giáo viên nên tách các em ra, sau đó báo gia đình đón về và đưa đi khám bệnh.
Ngoài ra, để phòng bệnh bạch hầu, người lớn nên thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền trẻ bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách chích ngừa đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh, rửa tay chân sạch sẽ, ăn uống khoa học…
Tăng cường sức đề kháng là một trong những ưu tiên hàng đầu lúc này. Theo HealthLine, hệ miễn dịch khỏe mạnh quyết định rất nhiều đến sức khỏe và mức độ nhiễm bệnh. Tỷ lệ chữa khỏi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chống lại nhiễm trùng của các “chiến binh” hệ miễn dịch.
Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả
Viêm họng, ốm sốt là vấn đề thường gặp ở trẻ không chỉ trong mùa đông mà ngay cả mùa hè khi trẻ thường xuyên ra vào phòng điều hòa. Để phòng ngừa tình trạng ốm vặt, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, cho bé ngủ đủ giấc và tiêm phòng cúm hàng năm. Tuy nhiên có một phương pháp phòng ngừa bệnh thường bị bỏ qua chính là bổ sung dinh dưỡng cho bé.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất là một cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho bé. Và một trong số những cách bổ sung dưỡng chất vào chế độ ăn hàng ngày của bé chính là cho bé uống bổ sung dịch chiết axit amin từ tảo spirulina mỗi ngày.