5 trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi

Chủ nhật, 7/11/2021, 2:40
Lượt đọc: 6894
Trẻ nhỏ luô !important;n hiếu động và tò mò với thế giới xung quanh. Tham gia các trò vận động vui nhộn là cách tốt nhất giúp các bé mẫu giáo khám phá thế giới, phát triển kỹ năng và, học hỏi nhiều điều mới lạ. Dưới đây là những trò chơi vận động cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi bố mẹ có thể áp dụng để chơi cùng các bé.

Đặc điểm thể chất của trẻ 5 &ndash !important; 6 tuổi

5 &ndash !important; 6 tuổi là thời điểm rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cho nên bố mẹ cần quan tâm đến những hoạt động thể chất giúp ích cho trẻ phát triển toàn diện. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi được thể hiện:
Về chiều cao, cân nặng: Ở độ tuổi này thì trẻ phát triển chững hơn so với giai đoạn trước, chiều cao, cân nặng thường tăng rất chậm, thường chỉ tăng mỗi tháng khoảng 100 – 150g và 1 – 1,5 cm.
Sức đề kháng: tốt hơn nên trẻ ít mắc một số bệnh hơn các trẻ dưới 5 tuổi
Hệ tiêu hóa: Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ khá ổn định, trẻ hấp thụ và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn đồ quá cay hoặc quá nóng ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
Sự phát triển về vận động: Trẻ phát triển khá hoàn thiện, có thể tham gia một số hoạt động như đá cầu, nhảy dây, đá bóng, leo trèo rất linh hoạt. Trẻ có khả năng điều khiển cơ thể mình một cách thành thục, nhạy bén.
Trẻ có thể sử dụng các hoạt động từ các bàn tay, bàn chân, các ngón tay, ngón chân một cách thành thục
Trẻ có thể sử dụng các hoạt động từ các bàn tay, bàn chân, các ngón tay, ngón chân một cách thành thục
Nhìn chung, trẻ 5 – 6 tuổi có sự hoạt động rất hoạt bát, hiếu động, nhanh nhẹn, không chịu ngồi yên một chỗ. Khi ở nhà, các bé thường dành nhiều thời gian sử dụng smartphone, TV, máy tính bảng… . Điều này tạo thói quen xấu và ảnh hưởng đến thị lực của bé. Bố mẹ hãy tham khảo một số trò chơi đơn giản STEAMe GARTEN gợi ý bên dưới để cùng con vận động nhiều hơn nhé.

Trò !important; chơi số 1: Ai đoán đúng?

Trò !important; chơi này sẽ giúp các bé có phản xạ nhanh nhạy, nắm bắt được bảng chữ cái và phát hiện những chữ còn trả lời sai để học lại.
Chuẩn bị:
Những mẩu giấy ghi câu đố về mô tả hình dáng chữ cái
Một chiếc hộp đựng câu đố
Cách chơi:
Bố mẹ bốc một câu đố trong hộp đựng, đọc to câu đố cho các bé. Nhiệm vụ của bé là đoán xem đó là cấu tạo của chữ cái gì. Thời gian trả lời trong 5s. Ai đoán nhanh hơn sẽ chiến thắng.
Ai đoán nhanh hơn sẽ chiến thắng
Ai đoán nhanh hơn sẽ chiến thắng

Trò !important; chơi số 2: Xếp hình chữ cái

Với trò !important; chơi này, các bé sẽ được ôn lại một lần nữa hình dáng của các chữ cái, giúp nhớ sâu và in lâu hơn trong đầu.
Chuẩn bị:
Các thẻ chữ cái: ô, i, v, r
Các quả Pom pom, sỏi, cúc áo hoặc hột hạt để xếp chữ
Rổ đựng các đồ vật trên
Cách chơi:
Bố mẹ hướng dẫn các bé sử dụng quả Pom pom, sỏi, cúc áo hoặc hột hạt xếp theo hình các thẻ chữ cái đã chuẩn bị sẵn.
Các bé sẽ dùng quả Pom pom, sỏi, cúc áo hoặc hạt để xếp thành chữ có sẵn
Các bé sẽ dùng quả Pom pom, sỏi, cúc áo hoặc hạt để xếp thành chữ có sẵn

Trò !important; chơi số 3: Vận động Coding

Vận động Coding giú !important;p trẻ di chuyển một cách linh hoạt, tăng cường khả năng phối hợp của tay – chân, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển. Đặc biệt giúp phát triển tư duy và khả năng phân tích, xử lý tình huống.
Chuẩn bị:
Giấy A4
Bút màu
Băng dính
Và làm theo các bước:
Bước 1: In chân, tay của bé lên giấy và trang trí theo sự sáng tạo của cả gia đình.
Bước 2: Hướng dẫn bé sắp đặt các hình bàn tay, bàn chân xuống sàn theo quy luật, tối đa chỉ 2 bàn tay hoặc 2 bàn chân ở 1 hàng ngang và dán cố định giấy xuống sàn.
Cách chơi:
Bố mẹ hướng dẫn con di chuyển, đặt đúng tay và chân theo hình ảnh bàn chân, tay trên sàn.
Có thể thay đổi quy luật trên sàn để tăng độ thử thách và sự hứng thú cho trẻ.
Vận động Coding giúp trẻ di chuyển một cách linh hoạt
Vận động Coding giúp trẻ di chuyển một cách linh hoạt

Trò !important; chơi số 4: Vượt chướng ngại vật

Trò !important; chơi này sẽ giúp bé vận động phối hợp liên hoàn các bộ phận của cơ thể.
Chuẩn bị: Các chướng ngại vật như tấm đệm, thùng carton, các vòng tròn nhựa..
Cách chơi:
Mẹ sẽ làm trọng tài. Bố và con sẽ cùng nhau vượt qua các chướng ngại vật như bò qua những tấm đệm, bò xung quanh hoặc vào trong các hộp các-tông, bò qua chân bàn ghế, nhảy qua các vòng tròn nhựa… Bố lưu ý vượt thật chậm để nhường bé thắng, còn mẹ sẽ đứng ngoài cổ vũ cho cả hai bố con.
Vượt chướng ngại vật giúp bé vận động phối hợp liên hoàn các bộ phận của cơ thể
Vượt chướng ngại vật giúp bé vận động phối hợp liên hoàn các bộ phận của cơ thể

Trò !important; chơi số 5: Bóng rổ mini

Bó !important;ng rổ là trò chơi phát triển chiều cao, tăng cường sức bền cho hệ thống tim mạch và nâng cao sức đề cho trẻ được các chuyên gia tin tưởng và tư vấn.
Trên thị trường đang bán sẵn rất nhiều các bộ bóng rổ với nhiều kích cỡ tùy vào không gian vận động của con, bố mẹ hãy đặt cố định tại nhà hoặc treo trên móc tường để con tập ném bóng vào rổ. Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu bố mẹ cùng cổ vũ và cùng tham gia với con.
Trên thị trường có rất nhiều bộ bóng rổ mini với kích cỡ khác nhau
Trên thị trường có rất nhiều bộ bóng rổ mini với kích cỡ khác nhau

Tác giả: MN Tràng An

Chia sẻ bài viết:

Chủ quản:ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ:Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại:(043)8724033, Fax: 38724618

Email:ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

     

TRƯỜNG MẦM NON TRÀNG AN

Địa chỉ:Tổ 18, KTĐC, Giang Biên, Long Biên, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng - Đặng Thị Hường
Liên hệ: SĐT 02462916131 - Fax:| Email: mntrangan@longbien.edu.vn

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích