Giải thích cho trẻ tại sao cần tuân thủ luật lệ giao thông
Trước khi đi sâu vào các kiến thức giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, đầu tiên cha mẹ phải giải thích cho trẻ những thông tin cần thiết về giao thông. Hãy đưa ra những rủi ro trên đường có thể gặp phải. Hãy nói cho trẻ hiểu rằng, nếu như bản thân con không tuân thủ luật lệ sẽ gây nguy hiểm cho chính mình và cả những người xung quanh.
Cha mẹ phải giải thích cho trẻ những thông tin cần thiết về giao thông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Những tín hiệu trên đường
Khi tham gia giao thông, các bé cần phân biệt được các tín hiệu đèn trên đường và những vai trò tương ứng của những loại đèn đó. Vậy nên, kiến thức quan trọng khi giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non chính là làm quen với những tín hiệu trên đường.
Bạn cần hướng dẫn cho trẻ nhận biết, gọi tên những tín hiệu đèn giao thông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bạn cần hướng dẫn cho trẻ nhận biết, gọi tên những tín hiệu đèn giao thông, xác định được hiệu lệnh của từng đèn (đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chậm lại, đèn xanh được phép đi…). Cha mẹ nên trang bị cho con những luật lệ cơ bản và những ký hiệu giao thông đơn giản trên đường như:
Vạch kẻ sang đường, vỉa hè cho người đi bộ.
Các tín hiệu đèn giao thông xanh, đỏ vàng trên ngã tư đường phố.
Một số biển báo cấm, biển chỉ dẫn khác.
Học cách nhận biết phương tiện giao thông
Cho trẻ nhận biết và làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả. Bạn cần giúp trẻ gọi tên và nắm bắt được những đặc trưng của các loại phương tiện giao thông về đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không. Trẻ có thể phân loại các phương tiện theo môi trường hoạt động, công dụng và ích lợi.
Cho trẻ nhận biết và làm quen với một số phương tiện giao thông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kỹ năng nếu bé đi bộ
Dạy các bé kỹ năng giao thông đường bộ là nhiệm vụ không thể lơ là, công việc này sẽ trang bị cho các con nhiều kiến thức bổ ích. Đây tuy là điều cơ bản khi con vào mẫu giáo nhưng cha mẹ vẫn nên kết hợp để trẻ được thực hành một cách tốt nhất. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách để đi bộ an toàn như sau:
Chỉ đi vào làn cho người đi bộ, vỉa hè.
Chỉ băng qua đường khi tín hiệu là đèn xanh cho người đi bộ bật lên. Tại những nên không có tín hiệu, nên vẫy tay để xin đường.
Không nên nô đùa, chạy nhảy nhanh khi đi với bạn bè trên đường.
Không nên vừa đọc truyện, vừa chơi game khi đi bộ.
Không nên mang theo đồ chơi khi đi ra ngoài, nhất là quả bóng bởi nếu như bé là rơi xuống lòng đường đuổi theo sẽ rất nguy hiểm.
Nếu như đoạn đường có nhiều xe cộ qua lại, hãy đợi một ai đó muốn qua đường, bé có thể đi bên cạnh họ.
Kỹ năng nếu bé đi xe đạp
Trước tiên, khi để trẻ tham gia giao thông bằng xe đạp, cha mẹ nên trang bị những vật dụng cần thiết như nón bảo hiểm, bảo vệ cùi tay và đầu gối. Chọn quần áo phù hợp để bé thuận lợi cho việc di chuyển. Ba mẹ nên chọn những chiếc xe có kích cỡ thích hợp, được trang bị chuông bấm và phanh xe an toàn. Sau đó, thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non với những kiến thức như:
Hướng dẫn con cách qua đường, cách để di chuyển chiếc xe sao cho khéo léo để đảm bảo an toàn.
Cần bấm chuông xe khi gặp những chướng ngại vật trên đường.
Đi xe ở phía tay phải và cũng cần dừng xe ở phía bên phải đường.
Khi gặp đèn đỏ cần phải dừng lại trước vạch chắn màu trắng.
Nếu thấy đoạn đường khó đi, nguy hiểm nên dừng xe lại dắt xe rồi mới tiếp tục đi.
Khi đi qua đường tàu, con cần quan sát đèn tín hiệu có màu xanh mới được đi qua.
Ba mẹ nên chọn những chiếc xe có kích cỡ thích hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kỹ năng nếu bé ngồi ô tô
Trong trường hợp các con đi du lịch cùng gia đình hoặc đi với bạn cùng lớp mà không cha mẹ ở bên, hãy giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non với các kiến thức:
Không được thò đầu, tay, chân ra bên ngoài cửa sổ xe.
Nên ngồi ngay ngắn trên xe, không nên đứng nhảy nhót nô đùa trên xe để tránh trường hợp xe phanh gấp trẻ sẽ mất thăng bằng.
Cần cài dây an toàn nếu ngồi ghế trước, chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn.
Top 7 cách giáo dục an to