1. Lĩnh vực đạo đức
1.1 Thói quen ứng xử: chào hỏi người lớn tuổi
Mục đích: tạo lập các
thói quen tốt cho trẻ trong ứng xử từ những việc nhỏ nhất là: chào hỏi; thưa gửi; cảm ơn; xin phép,… Đây là một trong các thói quen tốt trong cuộc sống mà ba mẹ cần dạy con đầu tiên.
Chào hỏi người lớn tuổi là thói quen về đạo đức mà ba mẹ phải dạy cho bé đầu tiên
Phương pháp:
Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi người lớn tuổi đúng cách
Tập cho trẻ biết nói cảm ơn khi nhận quà của người thân, bạn bè…
Dạy bé học cách nhận lỗi, giải thích cho trẻ sai lầm đó là không tốt, không lặp lại,…
1.2 Lòng nhân ái
Mục đích:
Dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng mọi người, biết chia sẻ khó khăn đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Khơi dậy lòng nhân ái, biết chia sẻ, đồng cảm với người khác.
Phương pháp:
Tổ chức cho trẻ đi thăm quan mái ấm tình thương, trường trẻ em tật nguyền,…
Cho trẻ tham gia sinh hoạt chung trong những ngày lễ như 1/6, Trung Thu… cùng các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Cho trẻ đi phát đồ ăn từ thiện cho người vô gia cư, trẻ em lang thang, cơ nhỡ,… cũng là một cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ
2. Lĩnh vực sức khỏe
2.1 Dạy trẻ đánh răng đều đặn
Mục đích:
Bảo vệ răng, giúp không bị sâu.
Hạn chế mắc các bệnh về răng miệng.
Giữ gìn hàm răng chắc khỏe, đẹp hơn sau này.
Phương pháp:
Nhắc nhở con cách đánh răng 2 lần/ngày (mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ) bằng kem đánh răng.
Hướng dẫn trẻ cách đánh răng cho đúng chuẩn nha khoa: mặt trong, ngoài, mặt nhai,…
Dạy trẻ cách dùng chỉ nha khoa.
Cho trẻ đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần.
2.2 Giữ gìn vệ sinh chân, tay
Mẹ nhớ tập cho bé thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng nhé!
Mục đích:
Loại bỏ các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Giữ gìn đôi tay luôn sạch sẽ, thơm tho.
Phương pháp:
Dạy trẻ nhớ các thời điểm bắt buộc phải rửa tay: trước và sau khi ăn; sau khi đi chơi; sau khu đi vệ sinh,…
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn theo 5 bước thường quy
2.3 Tập thể dục
Mục đích:
Tập
thể dục đều đặn là một trong những thói quen tốt trong cuộc sống giúp nâng cao sức khỏe về thể chất, thoải mái về tinh thần.
Trẻ được tiếp xúc với môi trường xung quanh, tránh xa các thiết bị điện tử
Phương pháp:
Tập thể dục cùng ba mẹ ít nhất 2 lần/tuần tại công viên, vườn nhà,…
Ba mẹ nên nghiêm túc tạo dựng thói quen tốt này để trẻ noi theo
2.4 Uống thuốc khi và chỉ khi có sự hướng dẫn của người lớn
Mục đích: phòng tránh ngộ độc thuốc và các trường hợp xấu hơn khi trẻ tự ý dùng thuốc.
Phương pháp:
Giải thích cho con hiểu thuốc chỉ có tác dụng chữa bệnh, uống khi có các dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, sốt,…
Chỉ được phép uống thuốc khi có ba mẹ hoặc bác sĩ, tuyệt đối không được tự tiện lấy thuốc uống.
2.5 Thói quen tốt cho trẻ khi ăn uống
Mục đích:
Tập thói quen ăn uống đúng giờ, ăn đủ các nhóm thức ăn: rau, thịt, cá,…
Không có thói quen xấu khi ăn: ngậm đồ ăn, nói chuyện, cười đùa trong khi ăn,…
Cho bé học dần các thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh
Phương pháp:
Hướng dẫn và tập cho trẻ tự xúc thức ăn từ lúc 1 tuổi.
Trong bữa ăn, ba mẹ là tấm gương cho trẻ: không nói chuyện, xem tivi, cười đùa quá trớn,…
Tuyệt đối không để trẻ ngậm thức ăn trong miệng và vừa ăn vừa chơi.
2.6 Không uống nước đá sau khi vận động mạnh
Mục đích: bảo vệ cơ quan tiêu hóa, hạn chế các bệnh khác về họng, tim, phổi… Lý do là vì sau khi vận động, nhiệt độ trong cơ thể đang tăng cao, nếu uống nhiều nước lạnh dễ khiến họng bị sưng, dạ dày bị kích thích,…
Phương pháp:
Cho trẻ uống nước ấm bằng nhiệt độ cơ thể (khoảng 37 độ C) hoặc nước sôi để nguội.
Ba mẹ nghiêm túc thực hiện, nếu thấy trẻ uống nước lạnh thì phải nhắc nhở và tác hại khi uống nước quá lạnh.
3. Lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày
3.1 Đi vệ sinh đúng giờ
Mục đích:
Tạo thói quen tự đi vệ sinh đúng giờ, tránh tật tè dầm ban đêm ở trẻ.
Tạo cho trẻ sự tự giác, tự lập bằng việc tự đi vệ sinh.
Phương pháp:
Tập thói quen cho bé đi ị vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Tập thói quen đi tè trước khi đi ngủ để tránh tè dầm…
3.2 Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Mục đích:
Tạo thói quen sinh hoạt điều độ.
Giúp những hoạt động cơ thể của trẻ đi vào ổn định.
Phương pháp:
Một số thói quen tốt mỗi ngày mà ba mẹ không được bỏ qua là cho trẻ đi ngủ đúng giờ theo quy định: 21h30 hoặc trước 22h hàng ngày.
Tập thói quen dậy đúng giờ: thường từ 6h – 6h30 hoặc 7h hàng ngày tùy vào lứa tuổi bé có phải dậy sớm đi học hay không.
Thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt
4. Những thói quen tốt trong học tập
Ngoài những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày, ba mẹ cũng cần rèn luyện thêm cho bé thói quen tốt cho não và các thói quen học tập tốt như sau:
4.1 Dùng giấy nhớ (giấy note)
Để giúp trẻ ghi nhớ nhiều kiến thức một cách tốt hơn, ba mẹ nên tạo cho bé thói quen sử dụng các ghi chú, ghi nhớ bằng những miếng giấy note nhiều màu sắc, sổ tay nhỏ,… Trước khi bé bắt đầu ngồi vào bàn học, phụ huynh nhớ nhắc bé xem lại kỹ các ghi chú để đảm bảo không bỏ sót bài tập hoặc làm bài một cách chính xác nhờ các công thức, lưu ý,… đã ghi trên giấy note.
Với học sinh cấp 2 trở lên, bố mẹ có thể hướng dẫn bé học cách làm sơ đồ tư duy một cách sinh động, bắt mắt. Đây là một thói quen tốt cho học sinh không chỉ giúp các bé có tư duy khoa học, logic mà còn phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo rất hiệu quả.
4.2 Học ra học – Chơi ra chơi
Học tập nghiêm túc chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, để trẻ có thể rèn luyện trí não một cách tốt nhất thì ba mẹ không nên ép con học quá nhiều. Thay vào đó, thời gian cho buổi học chỉ cần đủ để bé hoàn thành bài tập về nhà là được. Tuy nhiên, hãy để bé quen với giờ nào việc nấy, tránh trường hợp vừa học có thói quen nô đùa, hoặc bị phân tâm bởi ti vi, điện thoại,…
Lập thời gian biểu phù hợp để bé có thói quen tự giác học tập
Bên cạnh đó, nếu đang trong giờ học mà trẻ muốn đi chơi hoặc làm việc riêng khác thì ba mẹ phải nghiêm khắc nhắc nhở bé phải hoàn thành việc học trước, không bỏ dở giữa chừng.
4.3 Giữ gìn góc học tập ngăn nắp
Đối với trẻ nhỏ, điều đầu tiên cha mẹ cần yêu cầu chúng biết giữ gìn ngăn nắp góc học tập của mình. Hãy cùng con sắp xếp bàn học một cách gọn gàng, ngăn nắp, quy định vị trí cụ thể cho từng món đồ để trẻ quen với vị trí của chúng. Các lần sau, trẻ phải tự biết sắp xếp để chúng có thể thuận tiện nhất trong việc học của mình.
Để bé tự dọn dẹp góc học tập của mình cũng là một thói quen học tập rất tốt
4.4 Học và làm bài tập về nhà mỗi ngày
Ba mẹ cần khuyến khích con có những thói quen tốt trong học tập như: xem lại bài đã học, hoàn thành bài tập về nhà (nếu có), xem trước nội dung các bài học tiếp theo.
Khi trẻ biết ý thức tự học vào cùng một thời điểm mỗi ngày, việc học sẽ trở thành một phần tất yếu trong thời gian biểu. Dần dần, nó sẽ giúp con bạn hình thành thói quen học tập tốt suốt đời, cải thiện kết quả học tập đáng kể mà chẳng cần đến những thói quen tốt rèn trí não siêu việt.
Thói quen làm bài tập về nhà mỗi ngày sẽ giúp cải thiện học tập cho bé
4.5 Tự chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập
Nhiều ba mẹ có con nhỏ học mẫu giáo hoặc mới bước vào Tiểu học nghĩ rằng con còn bé nên chưa thể tự mình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm sai lầm. Các bé có thể bỏ sót, lấy không đúng sách, vở hoặc dụng cụ học tập trong lần đầu. Thế nhưng qua một vài lần, chắc chắn bé sẽ rút kinh nghiệm và làm tốt hơn. Việc tập cho bé tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập chính là một cách giúp con có một thói quen tốt của học sinh, ba mẹ nhớ nhé!
Để giúp đỡ con, ba mẹ có thể ngồi cạnh, hỗ trợ đọc thời khóa biểu và kiểm tra lại một lần nữa nhằm bảo đảm con chuẩn bị đúng và đủ sách vở, đồ dùng cho ngày hôm đó.
Lợi ích của thói quen tốt khi trẻ học được
Tạo ra sự cân bằng giữa niềm vui với “nghĩa vụ” phải thực hiện.
Các thói quen hằng ngày sẽ giúp con bạn học được tính độc lập, nâng cao sự tự tin.
Khí đã tạo dựng được những thói quen tốt, trẻ biết cách giải quyết những vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn sau này.
Những thói quen tốt cho cuộc sống cũng là động lực giúp bé sống có trách nhiệm với bản thân mình hơn.
Rèn luyện thói quen tốt cho bé là một quá trình dài đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì, nhẫn nại của phụ huynh chúng ta. Ba mẹ có thể tham khảo thêm cuốn sách “63 thói quen tốt giúp trẻ trưởng thành” hoặc “dạy trẻ 7 thói quen tốt” để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Hi vọng qua bài viết này của POPS Kids, ba mẹ sẽ giúp con mình có thêm được nhiều thói quen tốt.