Vai trò quan trọng của omega với sự phát triển của trẻ
Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, omega là loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, omega giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch và huyết áp, hỗ trợ suy giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa, duy trì sức khỏe tổng thể cho trẻ em.
Omega tham gia vào cấu trúc, chức năng của não bộ và từng tế bào thần kinh, đặc biệt là thể vân của vỏ não. Bên cạnh đó, nó cũng tham gia vào cấu tạo của các màng synap, các màng này giúp cho sự dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh khác một cách nhanh hơn. Nó giúp trẻ em có thể đáp ứng được trước những tác nhân, kích thích của môi trường một cách nhanh nhạy hơn.
Omega có các nguồn chính từ động vật, nhuyễn thể và thực vật. 60% cấu trúc vật chất trong não là chất béo, chủ yếu bao gồm ba loại omega là ALA, DHA và EPA. Trong đó, DHA và EPA là hai thành phần hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác, được tìm thấy trong cả omega động vật lẫn thực vật. Nhưng ALA hầu hết được tìm thấy trong omega thực vật.
Tuy nhiên, omega có nguồn gốc động vật như chiết suất từ dầu cá sẽ có vị tanh, đối với trẻ nhỏ sẽ khó tiếp nhận, trong khi omega thực vật lại dễ dàng hơn cho trẻ. Đáng lưu ý ALA (một trong 3 dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và hình thành chức năng não bộ) chỉ có trong omega thực vật vị nguyên bản không pha hương liệu chất tạo màu, tạo mùi, không biến đổi gen nên an toàn cho bé.
Khuyến nghị của chuyên gia
Omega thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tế bào thần kinh, khả năng học tập và hiệu suất ghi nhớ. Ngoài ra, omega còn giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn,... Tuy nhiên chế độ ăn của trẻ em đang thiếu omega thực vật, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Chế độ ăn uống không đủ omega thực vật có thể dẫn đến giảm nồng độ DHA ở nhiều vùng não khác nhau, bao gồm tuyến yên, vỏ não trán, thể vân, màng thần kinh và võng mạc, liên quan chặt chẽ đến suy giảm khả năng học tập, khứu giác, thính giác và thị lực ở trẻ.
PGS.TS Trần Thanh Tú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Quốc Tế - Bệnh viện Nhi Trung ương, Trưởng khoa Nhi tổng quát 3 cho biết, omega thực vật là dưỡng chất quan trọng cho não bộ. Các nghiên cứu có hệ thống từ 10 năm trở lại đây ở cả người và động vật đã cho thấy đủ omega thực vật có thể đáp ứng đủ nhu cầu DHA của não và mắt…
TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc trung tâm chăm sóc và điều trị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) khuyến cáo, cha mẹ cần bổ sung omega ngay từ giai đoạn đầu đời...
TS.BS Lê Minh Trác, Giám đốc trung tâm chăm sóc và điều trị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) khuyến cáo, cha mẹ cần bổ sung omega ngay từ giai đoạn đầu đời, nhất là từ khi em bé được sinh ra đến 3 năm đầu tiên, khi não bộ của trẻ có sự phát triển thần tốc và nhanh chóng.
Omega thực vật ALA có đặc tính chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào thần kinh, duy trì khả năng học tập và hiệu suất ghi nhớ. Nó cũng chuyển thành DHA và EPA cho cơ thể khi cần thiết.
Theo BS Trác, cơ thể trẻ nhỏ chưa hoàn thiện chức năng gan, thận nên việc bổ sung omega cần đảm bảo giúp cơ thể trẻ dễ dàng tiếp nhận và hạn chế các tác dụng phụ nhất.
Còn ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) nhấn mạnh các bà mẹ nên bổ sung omega thực vật trong giai đoạn ba năm đầu đời. Bởi trong 1000 ngày đầu đời, não bộ của trẻ phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, do đó việc bổ sung omega trong khoảng thời gian này là cực kỳ cần thiết.
Omega thực vật có thể được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nuôi trồng đến sản xuất, đảm bảo nguồn gốc hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất kích thích hay giống biến đổi gen. Điều này làm cho omega thực vật trở thành lựa chọn an toàn và lành tính cho trẻ nhỏ.