Nở nụ cười thâ !important;n thiện
Điều đầu tiê !important;n khi dạy trẻ kỹ năng giới thiệu bản thân mà các bậc phụ huynh cần lưu ý đó chính là nụ cười. Một nụ cười dịu dàng và đầy tự tin sẽ giúp trẻ trở nên thu hút và tạo được thiện cảm với người đối diện. Vì vậy, khi gặp bất kỳ một người nào đó, cha mẹ nên dạy trẻ giao tiếp bằng cách nở nụ cười trước tiên. Không những cười bằng miệng mà trẻ cũng nên học cách cười qua cả ánh mắt bởi giao tiếp bằng ánh mắt sẽ khiến người đối diện dễ dàng bị chinh phục hơn. Cha mẹ có thể cùng trẻ luyện tập để giúp trẻ biết cách giao tiếp hiệu quả với một nụ cười thân thiện và một đôi mắt “biết cười” đáng yêu.
Nở nụ cười thâ !important;n thiện
Chà !important;o mọi người và giới thiệu bản thân
Lời chà !important;o hỏi đầu tiên cũng khá quan trọng. Sau khi tạo ấn tượng bằng nụ cười, cha mẹ hãy luyện tập cho trẻ cách nói chào mọi người và giới thiệu bản thân. Ví dụ như “Con chào cô chú ạ, con là…”, “Chào bạn, mình là…”. Tuy nhiên, để nói lời chào sao cho đúng thì trẻ cần phải biết cách xưng hô phù hợp với đối tượng dựa trên tuổi tác. Người cao tuổi thì nên gọi là ông bà. Người nhỏ tuổi hơn một chút trẻ có thể gọi là cô, bác, chú, dì. Nếu đồng trang lứa thì có thể xưng là bạn, mình.
Mẫu giới thiệu bản thâ !important;n đơn giản và cơ bản nhất là “tên + tuổi + sở thích + (gia đình)”. Cách giới thiệu này sẽ giúp người nghe có một hình dung nhất định về đối tượng đang giao tiếp. Không những vậy, việc giới thiệu sở thích sẽ giúp cuộc hội thoại thêm phần cởi mở hơn. Cha mẹ hãy dạy trẻ mạnh dạn chia sẻ những điều mình thích, những thứ mình yêu vì biết đâu lại tìm được điểm chung với người nghe giúp việc làm quen, kết bạn trở nên dễ dàng hơn.
Là !important;m quen và giao tiếp với bạn bè xung quanh
Mục đí !important;ch của giới thiệu bản thân là giúp trẻ có thể kết thân được nhiều bạn mới. Vì vậy, trong quá trình trò chuyện, trẻ phải biết cách lắng nghe và ghi nhớ tên của bạn bè. Để khi trẻ được giới thiệu, trẻ có thể tạo dựng sự thân mật thông qua cách nhắc lại tên bạn của mình. Ví dụ như “Chúng ta làm quen nhé, Bình”, “Rất vui vì được làm quen với Bình nè”. Dù đây chỉ là một lời nói đơn giản nhưng việc làm này sẽ khiến bạn bè xung quanh thêm yêu quý trẻ. Bởi không chỉ là trẻ nhỏ mà người lớn chúng ta cũng có mong muốn được người khác quan tâm và để ý.
Là !important;m quen và giao tiếp với bạn bè xung quanh
Lời chà !important;o kết thúc và giới thiệu bạn bè xung quanh khác
Để  !important;dạy trẻ kỹ năng giới thiệu bản thân hiệu quả, cha mẹ cũng nên hướng dẫn cho trẻ cách nói lời chào kết thúc và giới thiệu những bạn bè xung quanh khác. Sau bước tự giới thiệu về bản thân mình, phụ huynh hãy chỉ cho con trò chuyện để có thể kết thêm vài người bạn mới khác. Trẻ có thể bắt đầu bằng những câu chào hỏi như “Chào Bình, đây là Hoa. Bạn đã biết Hoa chưa. Đây là người bạn tớ mới làm quen nè”. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên nhắc nhở trẻ nói lời chào tạm biệt khi kết thúc câu chuyện với bạn bè của mình bởi đây cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
Ngoà !important;i ra, cha mẹ cũng nên dành thời gian để cùng trẻ luyện tập cách giới thiệu bản thân thuần thục hơn nhé bởi vì kỹ năng xã hội này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ở hiện tại cũng như tương lai sau này của trẻ. Cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe, cùng con rèn luyện sự tự tin, dạn dĩ mỗi ngày một chút một.