Tai nạn thương tích là những việc xảy ra ngoài ý muốn của trẻ, gây nên những tổn thương nhỏ hoặc lớn, những rối loạn các chức năng cho cho cơ thểcon người.Vấn đề đáng lo ngại khi trẻ gặp các tại nạn thương tích đó là để lại những hậu quả cho trẻ về lâu dài và nguy hiểm hơn nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của trẻ. Vì vậy để đảm bảo cho an toàn cho trẻ ,tránh khỏi những tai nạn thương tính người lớn chúng ta cần nêu cao các biện pháp phòng tránh cho trẻ.
* Sau đây là một số tai nạn và nguyên nhân thường gặp phụ huynh cần lưu ý:
1. Ngã:Trẻ có thể bị ngã khi đang đi do vướng vật , bị rơi từ trên cao xuống gây nên các thương tích như : Rách da, chảy máu, xước…
+ Nguyên nhân: Do trẻ đi lại không chú ý nhìn va phải đồ vật nên ngã ,trẻ leo trèo lên cao trên cao .
2. Hóc: Là trường hợp trẻ bị mắc dị vật mắc trong đường thở của trẻ gây cho trẻ khó thở nếu không sử lý kịp sẽ gây nguy hiểm tới trẻ.
+ Nguyên nhân: Trẻ ngậm những vật nhỏ như các loại hột hạt, bi… không may trôi vào họng hoặc trẻ ăn cá nhưng gỡ xương chưa hết.
3. Vật sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt:Là những trường hợp trẻ bị vật nhọn sắc gây đứt tay, đâm vào người dẫn đến chảy máu.
+ Nguyên nhân: Do người lớn để dao kéo, vật sắc nhọn ở thất trẻ với được và nghịch dao kéo, đồ vật sắc nhọn gây nên thương tích..
4. Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra khi bị chìm trong chất lỏng như nước, xăng, dầu… dẫn đến ngạt thở do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong hoặc bị các biến chứng khác.
+ Nguyên nhân: Trẻ đi bơi không có người lớn giám sát, đi chơi gần ao hồ không may ngã xuống…
5. Bỏng: Là trường hợp bị tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Còn một số rường hợp tai nạn thương tích khác ở da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như bị tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được xem là những trường hợp bị bỏng.
+ Nguyên nhân: Trẻ nghịch lửa, phích nước nóng, rửa tay ở vòi nước nóng ở bình nóng lạnh, bỏng do điện giật…
6. Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hoặc tử vong.
+ Nguyên nhân: Có thể do trẻ còn nhỏ trẻ nghịch lấy vật sắc nhọn chọc vào ổ điện, hay do những thiết bị điện bị hở gây rò điện, Trẻ chơi gần cột điện cao thế…
7. Ngộ độc thực phẩm: Là những trường hợp trẻ ăn vào vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc các dẫn đến trẻ hoa mắt,chóng mặt,nôn mửa, đau bụng đi ngoài....
+ Nguyên nhân: Trẻ ăn phải những thức ăn bị ôi thiu, quá hạn sử dụng, thức ăn có độc tố như cóc, ăn phải thức ăn nhiều phẩm màu hóa học…
8.Tai nạn giao thông: Là những trường hợp tai nạn xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn của con người khi tham gia giao thông như trẻ tự ngã xe, hai xe va chạm nhau ….hay sự cố đột ngột không kịp phòng tránh nên đã gây ra thiệt hại, thương tổn đến tính mạng và sức khỏe.
+ Nguyên nhân: Do chúng ta vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ,không đội mũ bảo hiểm, rẽ không xin nhan…gây nên các thương tích trên cơ thể trẻ.
* Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ:
Để phòng tránh tai nạn thương tích các bậc phụ huynh cần chú ý giám sát trẻ liên tục không được lơ là, luôn thực hiện đảm bảo tốt các điều kiện an toàn cho trẻ không để trẻ xảy ra các tai nạn.
+ Luôn đảm bảo nhà cửa, nơi trẻ hoạt động được sạch sẽ thoáng mát, tránh đọng nước làm trơn trượt
+ Không cho trẻ ăn những loại quả có hột hạt nhỏ dễ gây hóc, gỡ bỏ xương cá trước khi cho trẻ ăn, giáo dục trẻ ăn uống không nên nói chuyện,đùa nhau..
+ Để những vật sắc nhọn như dao,kéo, xiên,lên cao tránh xa tầm với của trẻ
các đồ chơi có góc nhọn…
+ Không cho trẻ đi bơi khi không có người lớn đi cùng, không cho trẻ chơi gần ao hồ, không chứa nước vào các thùng nếu chứa cần phải đậy nắp
+ Lắp hệ thống điện an toàn, để ổ điện xa tầm với của trẻ, những ổ điện owrt tầm thấp cần có che chắn đảm bảo trẻ không sờ vào được.
+ Không cho trẻ ăn những thức ăn bị ôi thiu, quá hạn sử dụng,nhiều phẩm màu, thức ăn nghi nhiễm độc…
+ Không để trẻ lại gần phích nước nóng, không tự tắm nóng lạnh một mình, không lại gần bếp ga, bếp củi đang cháy…
+ Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông, dạy trẻ chấp hành tốt luật giao thông và hướng dẫn trẻ khi đi dưới đướng phải đi đúng làn đường của mình và đi bên tay phải.
Trên đây tôi đã nêu ra các tai nạn thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh tai nạn cho trẻ. Rất mong các bậc phụ huynh cùng đồng hành cùng giáo viên và nhà trường để luôn tạo cho con một môi trường an toàn nhất.